29 Aug
29Aug

PHẦN I. SUY NGHĨ GIÀU CÓ              

QUY TẮC 1. AI CŨNG CÓ THỂ KIẾM TIỀN - ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ĐẶC QUYỀN;                                                    Ai cũng có thể trở nên giàu có, chỉ cần bạn chuyên tâm cố gắng. Tất cả các quy tắc khác đều dựa trên sự chuyên tâm đó.                                            

QUY TẮC 2. XÁC ĐỊNH QUAN NIỆM CỦA BẠN VỀ SỰ GIÀU CÓ                                  

Nếu chúng ta không đặt ra mục tiêu, chúng ta không thể nào nhắm đến nó. Nếu chúng ta không có một địa điểm đến, chúng ta sẽ chỉ đi lòng. Nếu không có một định nghĩa, làm sao chúng ta giám sát hay đánh giá đƣợc sự thành công?            

QUY TẮC 3. THIẾT LẬP MỤC TIÊU                                                                   

Bạn phải biết trước rằng thế nào là giàu có, bạn dự định làm giàu như thế nào và sẽ tốn bao nhiêu thời gian? 

QUY TẮC 4. GIỮ BÍ MẬT

QUY TẮC 5. HẦU HẾT MỌI NGƢỜI QUÁ LƢỜI LÀM GIÀU

Hầu hết mọi ngừời sẽ nói rằng mình muốn giàu có nhưng lại chẳng chịu làm gì? 

QUY TẮC 6. HIỂU RÕ CÁC QUAN NIỆM VỀ TIỀN BẠC CỦA BẠN VÀ XUẤT XỨ CỦA CHÚNG

QUY TẮC 7. HIỂU ĐƢỢC RẰNG SỰ GIÀU CÓ CHÍNH LÀ KẾT QUẢ CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT PHẦN THƯỞNG

QUY TẮC 8. COI SỰ GIÀU SANG LÀ BẠN CHỨ KHÔNG PHẢI KẺ THÙ: 

Tiền cũng giống như một loại dầu làm cỗ máy cuộc sống của chúng ta vận hành trơn tru hơn.                                 QUY TẮC 9. QUYẾT ĐỊNH XEM BẠN SẼ DÙNG TIỀN ĐỂ LÀM Gì                                 

QUY TẮC 10. HIỂU RẰNG TIỀN ĐẺ RA TIỀN

QUY TẮC 11. NẾU BẠN COI TIỀN LÀ GIẢI PHÁP, BẠN SẼ THẤY NÓ CHỈ GÂY NÊN RẮC RỐI                                      

QUY TẮC 12. BẠN CÓ THỂ KIẾM RẤT NHIỀU TIỀN, HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC, VÀ VẪN CÓ NHỮNG GIẤC NGỦ NGON

QUY TẮC 13. ĐỪNG KIẾM TIỀN BẰNG CÁCH TRỞ THÀNH KẺ XẤU XA

QUY TẮC 14. HIỂU RÕ MỐI QUAN HỆ GIỮA TIỀN BẠC VÀ HẠNH PHÚC

• Có quá ít tiền sẽ khiến bạn buồn rầu.
• Có quá nhiều tiền cũng khiến bạn đau khổ.
• Có quá nhiều khiến bạn khốn khổ.
• Không có đủ có thể khiến bạn khốn đốn hơn.                                            

QUY TẮC 15. HIỂU RÕ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIÁ CẢ VÀ GIÁ TRỊ                                 

Hãy nhớ rằng một thứ chỉ thực sự có giá trị khi ai đó sẵn sàng mua nó. Một quyển catalog viết rằng giá trị của bức tranh là 500 bảng nhƣng điều này chỉ đúng khi ai đó chịu bỏ ra số tiền này. Đây là bài học quan trọng bạn cần nắm vững. Giá cả của một thứ có khi thấp hơn giá trị thật sự của nó nhiều lần, với bạn hoặc với bất cứ ai khác. Hoặc có thể lại cao hơn.

QUY TẮC 16. HIỂU CÁCH SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI GIÀU

QUY TẮC 17. ĐỪNG GHEN TỲ VỚI NHỮNG GÌ NGƯỜI KHÁC CÓ

Tất cả chúng ta đều đã đề ra mục tiêu của mình. Chúng ta đều biết đựơc mình phải chuẩn bị những gì để bƣớc vào hành trình làm giàu. Chúng ta đều đã đƣa ra các giới hạn, hiểu rõ mình sẽ đƣợc làm gì hoặc không đƣợc làm gì. Vậy còn sự ghen tỳ trong mỗi con ngƣời thì sao? Bạn sẽ không ghen tỳ nếu biết đƣợc những gì họ đã và đang trải qua, nếu biết họ đã phải chuẩn bị nhiều nhƣ thế nào, đã phải chấp nhận hy sinh những gì.       

QUY TẮC 18. QUẢN LÝ BẢN THÂN BẠN KHÓ HƠN QUẢN LÝ TIỀN

PHẦN II. TRỞ NÊN GIÀU CÓ                       

QUY TẮC 19. BẠN CẦN BIẾT VỊ TRÍ HIỆN TẠI CỦA MÌNH TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU

Trước khi tiến về phía trước, chúng ta nên biết hiện giờ mình đang ở đâu. Việc bạn cần làm trước hết là đánh giá tình hình. Tìm xem bạn hiện có những gì, cái gì hữu ích, cái gì có thể bỏ qua hoặc không tính đến, bạn nợ những gì, người khác nợ bạn những gì, về cơ bản giá trị ròng của bạn là gì? Đừng bỏ qua bƣớc này. Thậm chí nếu tình hình tài chính của bạn không tốt đẹp lắm thì việc đối mặt với thực tế cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tiến hành những hoạt động tích cực để giải quyết tình thế.            

QUY TẮC 20. BẠN PHẢI CÓ KẾ HOẠCH

Nếu có kế hoạch, bạn sẽ biết chính xác mình phải làm gì hoặc không làm gì cho phù hợp. Quy tắc trước đã giúp bạn hiểu đƣợc mình đang ở đâu, và bạn cũng biết mình sẽ đi đâu (các mục tiêu của bạn). Các kế hoạch sẽ mang lại cho bạn những mánh quan trọng nhất - bạn có thể đến đó bằng cách nào. Và bạn cần nhớ rằng ngay cả những kế hoạch tuyệt vời nhất vẫn phải linh động thay đổi.

Hãy đề cập đến những vấn đề ban đầu. Nếu bạn đang có công việc yêu thích và thấy hài lòng thì bạn sẽ muốn giữ mãi công việc đó. Nhƣng nếu bạn không thể kiếm đƣợc nhiều với công việc này thì bạn cần có kế hoạch tạo ra nguồn thu nhập bằng cách khác. Và nếu công việc của bạn khiến bạn cảm thấy chán nản và mắc kẹt trong hố sâu nghèo khó thì, trong kế hoạch của mình bạn phải ƣu tiên cho việc thoát ra khỏi đó.                 

Kế hoạch của bạn nên bao gồm việc nắm quyền kiểm soát tài chính trong cuộc sống. Nếu bạn có các khoản nợ thì trong kế hoạch của bạn, việc giải quyết các khoản nợ đó rõ ràng phải được ưu tiên. Kế hoạch cũng phải đề cập đến thay đổi sự nghiệp, đánh giá một ý tưởng kinh doanh, đầu tư tài chính hoặc tăng vốn mà nhờ vậy bạn gia nhập thị trường mua để cho thuê. Trong thực tế, một sự thật mang tính căn bản trong việc làm giàu là sự giàu có xuất phát từ việc kinh doanh chứ không phải từ việc được trả lương hay các khoản phí.

Đừng ngồi yên một chỗ và chờ đợi ai đó mang tiền đến cho bạn.

QUY TẮC 21. KIỂM SOÁT NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA BẠN

Trước khi bạn có thể kiểm soát tài chính của mình, bạn cần phải bịt các lỗ rò lại. Hãy ghi lại những thứ bạn đã chi tiêu. Tất cả mọi thứ. Cứ sau mỗi khoảng thời gian ngắn bạn phải làm vậy một lần - thậm chí là sau mỗi tuần - và tìm ra chỗ bị rò. 

QUY TẮC 22. PHẢI TỎ RA GIÀU CÓ THÌ BẠN MỚI TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÀU CÓ

Nếu họ thay trang phục đó, họ sẽ thay đổi được tình thế vì mọi người sẽ đối xử với họ theo cách khác. Những ai có vẻ yếu đuối và nghèo túng thì sẽ bị đối xử y như vậy. Những ngƣời mạnh mẽ sẽ có vẻ oai vệ và tự tin. Tất cả chúng ta cần phải tỏ ra mạnh mẽ và tự tin.                

Hãy chú ý đến hình ảnh tổng thể mà bạn thể hiện. Bạn đừng đi ra ngoài với bộ dạng tồi tệ - ai cũng có thể ăn mặc cho tinh tế. Mượn một bộ quần áo đàng hoàng hoặc mua bộ com lê thật đẹp giá rẻ. Ăn mặc sang trọng thì mọi người sẽ nghĩ bạn là người giàu có và sẽ đối xử cho tương xứng. Học hỏi phong cách, cách ăn mặc của các cự phú. Dáng vẻ nghèo khó sẽ khiến bạn phải chịu những dịch vụ khiêm tốn. Cái chúng ta hướng tới là một vẻ thanh lịch giản dị.

QUY TẮC 23. ĐẦU CƠ ĐỂ LÀM GIÀU (ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ ĐÁNH BẠC)

Vâng, trong thực tế bạn phải đầu cơ để làm giàu.  Nếu không đặt cược, bạn sẽ chẳng có gì. Đầu cơ, về thực chất bao gồm bốn việc: thảo luận, suy nghĩ sâu sắc, đầu tư và tin tưởng vào một điều không hoàn toàn rõ ràng. 

• Thảo luận: Nghiêm túc học hỏi từ những người khác về sự giàu có.

• Suy nghĩ sâu sắc: Hiểu rõ chủ đề của bạn
• Đầu tư: Đầu cơ thời gian, công sức và cả cuộc đời

• Tin vào những thứ không hoàn toàn chắc chắn: Không có gì đảm bảo cả nhưng bạn vẫn rút ngắn được đáng kể sự chênh lệch nếu tuân theo các quy tắc.

Tôi biết bạn có thể nghĩ rằng tôi muốn bạn đầu cơ những đồng tiền mà bạn vất vả mới kiếm đƣợc. Nhƣng không phải nhƣ vậy. Tôi muốn bạn đầu cơ thời gian và công sức, suy nghĩ chín chắn, lập kế hoạch, có ý chí, nghi lực và quyết đoán. Bạn càng đặt nhiều vào đó, bạn nhận đƣợc càng nhiều.

QUY TẮC 24. XÁC ĐỊNH THÁI ĐỘ CỦA BẠN TRƯỚC MẠO HIỂM

Bạn phải quyết định thái độ và lòng khát khao của mình đối với sự mạo hiểm.                       

Tất nhiên thái độ của bạn sẽ thay đổi dựa vào kế hoạch. Những thứ bạn cần quan tâm là:

• Tuổi tác của bạn: chúng ta dễ đương đầu với mạo hiểm khi còn trẻ.
• Các nghĩa vụ với gia đình - Nếu những đứa con bạn còn bé bỏng thì bạn phải cẩn trọng hơn.
• Thu nhập và/hoặc tài sản - bạn phải xác định số phần trăm tài sản của mình sẵn sàng chịu mạo hiểm.
Nếu bạn chấp nhận mạo hiểm thì phải cố gắng giảm thiểu chúng tối đa. Có thể dùng một vài biện pháp an toàn:
• Không đặt tất cả trứng vào cùng một giỏ

• Để ý xem bạn chịu đựng stress và sự kích động tới mức nào
• Quan tâm đến thời gian - đầu tư dài hạn hay muốn thu hồi nhanh.
• Nghĩ xem bạn có thể chịu đƣợc mức mạo hiểm nào. Nghĩ đến trường hợp tồi tệ nhất 

• Ít thông tin sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro.                       

Một vấn đề khác cần quan tâm là cách bạn phản ứng trước những mạo hiểm của cuộc sống. Bạn sẽ đối mặt thế nào khi gặp rắc rối? Liệu bạn có tích cực, chủ động, kiên định vươn lên? Hay bạn sẽ chán nản, tuyệt vọng Hãy hiểu rõ bản thân, cách bạn đối mặt và phản ứng với những thay đổi. Và hãy nhớ rằng mạo hiểm chưa chắc đã là điều tồi tệ. Nhưng nó có nghĩa là bạn không biết hậu quả sẽ ra sao.

QUY TẮC 25. NẾU KHÔNG TIN AI ĐÓ, ĐỪNG LÀM VIỆC VỚI HỌ

Nguyên tắc này rất đơn giản: chúng ta không làm việc với những ngƣời chúng ta thiếu tin tƣởng. Nếu bạn cảm thấy bất cứ điều gì không ổn, thì hãy tiếp tục lắng nghe xem đó là gì. Tiềm thức của bạn sẽ bắt được những đầu mối bất ngờ. Nếu bạn bỏ qua chúng, chắc chắn sau này bạn sẽ hối tiếc. 

Nếu muốn trở thành Ngƣời Tuân Thủ Luật Chơi thì bạn cần phải quyết đoán, kiên trì bảo vệ điều bạn cho là đúng, không đƣợc chấp nhận phƣơng án thứ hai. Lắng nghe trực giác và phải là ngƣời vĩ đại nhất, liều lĩnh nhất, dũng cảm nhất. Nếu trực giác của bạn cảm thấy điều gì đó không ổn thì chắc chắn là nhƣ vậy. Nếu bạn không cảm thấy yên tâm về ai đó bạn đang có quan hệ thì hãy tìm cách thoái lui.                    

QUY TẮC 26. LÀM GIÀU KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN

Chúng ta có thể thay đổi bất cứ thứ gì chúng ta muốn - không bao giờ là quá muộn để bắt đầu làm giàu. Dù bạn phải mất bao thời gian trải qua con đường nhất định - nghèo đói, thất bại hay bất cứ điều gì, bạn cũng không cần phải thay đổi quá nhiều để chuyển hướng con đường. Không có gì là quá muộn. 


QUY TẮC 27. BẮT ĐẦU TIẾT KIỆM TỪ KHI CÒN TRẺ
Bất cứ khoản thu nhập nào tôi đều gửi vào tài khoản tiết kiệm một nửa. Tôi không phải nghĩ về nó nữa. Tôi biết rằng một phần dành cho thuế, một phần cho VAT và phần còn lại để tiết kiệm. Tôi đã dạy con cái mình phƣơng pháp này - chỉ tiêu một nửa số tiền trong túi và một nửa để tiết kiệm. Tôi thực sự ước rằng mình (a) bắt đầu tiết kiệm từ khi còn trẻ và (b) được dạy rằng nên làm vậy. 

QUY TẮC 28. HIỂU RẰNG NHU CẦU TÀI CHÍNH CỦA BẠN SẼ THAY ĐỔI THEO MỖI GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU

Về cơ bản, nhu cầu tài chính của bạn thay đổi theo thời gian, phản ánh những gì đang diễn ra của mỗi giai đoạn trong cuộc đời và lựa chọn cách sống của bạn tại thời điểm đó. Quy tắc này là để xem xem bạn đang ở đâu và cần gì. Và nhờ vậy các điều kiện đang chi phối nhu cầu của bạn sẽ thay đổi. Bạn cũng phải tính đến những tình huống khác nhau.                       

QUY TẮC 29. BẠN PHẢI LÀM VIỆC THẬT CHĂM CHỈ ĐỂ TRỞ NÊN GIÀU CÓ ĐẾN MỨC KHÔNG PHẢI CHĂM CHỈ NỮA

Nếu bạn đã sẵn sàng bỏ ra nhiều thời gian cho những điều xứng đáng, chắc chắn bạn sẽ thành công. Có thể bạn không thành công ngay lập tức hoặc không phải với ý tƣởng đầu tiên. Nhƣng chỉ cần bạn miệt mài chịu khó, bạn sẽ vƣơn tới thành công.

Bạn phải làm việc nhƣ thể chƣa từng làm việc trƣớc đó. Làm việc nhƣ thể không ai nhìn thấy. Làm việc nhƣ thể bạn không có ông chủ nào. Làm việc nhƣ thể đó là lẽ sống của cuộc đời bạn. Và bí quyết thứ hai là, bạn phải thích thú với công việc đó. Đừng làm những việc tầm phào.

QUY TẮC 30. HỌC HỎI NGHỆ THUẬT TRAO ĐỔI

Các vụ trao đổi thật tuyệt. Chúng mang lại tiền bạc cho bạn. Những kỷ năng trao đổi đơn giản sẽ giúp ích cho bạn hết lần này đến lần khác. Bạn phải học để trở nên táo bạo, đòi hỏi nhiều hơn, để đổi thứ bạn có lấy thứ bạn cần.

• Đừng bao giờ nói rằng bạn chẳng có gì để khởi đầu hết. Luôn đón chào các cơ hội. Dễ thích nghi và mềm dẻo. Có mục đích. Làm việc hợp pháp. Xây dựng mạng lƣới quan hệ mạnh. Nắm bất lợi thế của việc quảng cáo công khai.

Bạn có thứ gì mà ngƣời khác muốn có không? Hãy nghĩ rộng ra - không chỉ là những vật thuộc sở hữu của bạn mà có thể là các kỷ năng và kiến thức. Thời gian, khả năng và nỗ lực của bạn. Ai sẽ cần đến chúng và bạn nhận được điều gì?      

QUY TẮC 31. HỌC NGHỆ THUẬT THưƠNG THUYẾT

Tôi thích nói về sự hợp tác. Đó là cách làm việc của tôi. Tôi không bao giờ phá hoại kế hoạch làm giàu của ngƣời khác. Tôi không cần họ phải thất bại để mình thành công. Tôi muốn chỉ ra rằng tất cả chúng ta sẽ cùng nhau tiến về phía trƣớc và không cần phải loại ai ra cả. Tôi không muốn bán xong rồi bỏ chạy. Tôi muốn buôn bán lâu dài. Tôi muốn đƣợc biết đến nhƣ một ngƣời đàng hoàng. Tôi muốn hợp tác.

                       

Nghệ thuật thƣơng thuyết sẽ mang lại cho bạn vô số lợi ích trong nhiều trƣờng hợp - từ thƣơng thuyết trong một vụ mặc cả tăng giá đơn giản đến mối quan hệ với bạn đời hay thƣơng thuyết với bọn trẻ về tiền tiêu vặt. Nếu bạn nắm đƣợc nghệ thuật này, mọi thứ sẽ đƣợc vận hành đơn giản và trơn tru, rồi bạn sẽ có thứ mình muốn - và họ cũng vậy. Cả hai bên cùng thắng.

Dƣới đây là một số quy tắc đàm phán bạn cần lƣu ý:
• Luôn nắm chắc giới hạn - nếu dƣới điểm này, bạn sẽ không đi tiếp.

• Luôn hiểu rõ bạn mong muốn gì: mục tiêu, sản phẩm cuối cùng, mục đích. Thƣơng thuyết sẽ vô ích nếu bạn không biết mình thƣơng thuyết vì cái gì.

• Luôn muốn hai bên cùng có lợi.

• Luôn ghi nhớ rằng thƣơng thuyết không chỉ vì vật chất - nó cũng có những lí do cảm xúc đầy uy lực nữa.

• Hiểu rõ tầm quan trọng của mỗi điểm - vài thứ bạn chấp nhận đƣợc, một số khác thì không.                   

• Luôn sẵn sàng từ bỏ một vài thứ để đảm bảo có những thứ khác - thật mềm dẻo và linh hoạt.

• Biết càng nhiều càng tốt trƣớc khi bắt đầu - trong những trƣờng hợp nhƣ vậy “Tri thức là sức mạnh”.

• Hiểu rõ những điều họ sẽ nói và cả những điều họ không nói ra - quan sát ngôn ngữ cử chỉ và biểu hiện trên nét mặt họ.

• Luôn điềm tĩnh và kiên nhẫn.

• Thương thuyết thành công ngay từ đầu đối với mọi thứ bạn muốn - bạn không thể thƣơng thuyết lại sau đấy.

• Tìm hiểu chính xác thứ họ muốn (thứ họ sẽ trao đổi hoặc sẽ chấp nhận). • Không nhƣợng bộ mà hãy trao đổi.
• Đưa ra nhiều biến số - giảm giá, giao hàng, chi trả, các giai đoạn...

• Đi tới thoả thuận tốt nhất mà bạn có thể đạt đƣợc. Sau đó giảm bớt thì dễ nhưng tăng lên là không thể.           

QUY TẮC 32. TIẾT KIỆM LẶT VẶT KHÔNG KHIẾN BẠN GIÀU CÓ NHƯNG SẼ LÀM BẠN TRỞ NÊN THẢM THƯƠNG           

Tôi nghĩ rằng cố gắng tiết kiệm từng chút một chỉ với mong muốn đƣợc giàu hơn chính là nguyên nhân của sự thất bại. Nó sẽ không làm bạn giàu có nhƣng sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên tăm tối. Bạn phải có bữa sáng ngon miệng và một thái độ tích cực. Đừng từ chối việc nuông chiều bản thân đôi chút chỉ vì suy nghĩ rằng, tiết kiệm là con đường dẫn đến sự giàu sang.

Phải đảm bảo rằng bạn không vứt tiền qua cửa sổ vì thiếu cẩn thận nhƣng bạn không nên từ chối những điều dễ chịu sẽ làm phong phú cuộc sống của bạn. Nếu bạn không mua đƣợc những thứ mình muốn thì hãy mua ít thôi, nhưng phải có chất lượng. Tiết kiệm bằng mọi cách đối với những vụ chi tiêu quá tốn kém hoặc tự hỏi thứ đó có thật sự cần thiết hay không. Việc từ chối mọi thứ hơi sang trọng, những tiện nghi sẽ khiến bạn mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó. Vượt ra khỏi vòng khốn khó và lối suy nghĩ bần hàn mới là chìa khoá thành công, là con đường đi đến sự giàu sang.                   

QUY TẮC 33. HIỂU RẰNG LÀM THUÊ CHƯA CHẮC SẼ KHIẾN BẠN GIÀU CÓ, NHƯNG ĐIỀU NÀY VẪN CÓ THỂ XẢY RA

Có lẽ chính sự ổn định trong công việc mới là yếu tố nên đƣợc ƣu tiên nhiều hơn, bạn nên giữ chặt lấy nó và đừng ép buộc mình phải trở thành ông chủ. Bí quyết là không đƣợc quay lƣng với mọi cơ hội có thể khiến bạn trở nên giàu có. Và tiếp tục làm công ăn lƣơng không có nghĩa là bạn không thể mở công ty eBay nho nhỏ hay mua một ngôi nhà rồi cho thuê để tạo ra nguồn thu nhập mới.


QUY TẮC 34. NHANH CHÓNG ĐƢA RA CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ TIỀN BẠC

Nếu bạn đang ở giữa biển khơi và bất chợt gặp cơn sóng dữ, bạn phải tìm ngay một hải cảng an toàn. Bất cứ hải cảng nào bạn nhìn thấy trong cơn bão. Bạn cần phải thoát khỏi cơn bão, trong khi đó hải cảng vẫn còn chỗ và mang lại thứ bạn đang cần - sự an toàn.
Bạn không cần phải nghĩ quá nhiều về những chuyện nhỏ nhặt. Bạn đừng suy nghĩ quá nặng nề. Thậm chí bạn còn chẳng phải nghĩ gì hết. Làm một việc gì đấy bao giờ cũng tốt hơn không làm gì hết. Và đôi khi hành động nhanh chóng còn tốt hơn nhiều so với việc cứ kiên trì giữ mãi một cơ hội. Trong một vài ngành ngƣời ta gọi đó là “luân chuyển” - giữ cho mọi thứ chuyển động. Đánh giá nhanh lợi thế, chú ý đến ƣu điểm cũng nhƣ khuyết điểm và tiến hành.

QUY TẮC 35. LÀM VIỆC NHƢ THỂ BẠN KHÔNG CẦN ĐẾN TIỀN

Hầu hết chúng ta làm việc vì chúng ta thực sự cần tiền. Nhƣng một số ngƣời thể hiện điều đó, một số khác lại không. Nếu ai đó có vẻ nhƣ không cần tiền thì có lẽ vì hai lý do: Hoặc là (a) họ khoe mẽ, hoặc (b) họ thực sự yêu thích công việc mình làm và làm việc chỉ vì yêu thích công việc đó - họ sẽ làm việc mà chẳng cần đến tiền.

QUY TẮC 36. TIÊU ÍT HƠN MỨC BẠN KIẾM ĐƯỢC

Quy tắc này không hề mâu thuẫn với Quy tắc 32 rằng tiết kiệm vụn vặt không làm bạn giàu có. Bạn nên sống trong điều kiện cho phép nhƣng vẫn phải sống cho thật tốt đủ để cảm thấy hạnh phúc. Và đây là về sự hiểu biết và kiểm soát. Bạn cần phải biết thu nhập của bạn là bao nhiêu và bạn chi tiêu những gì.                   

Tôi muốn mỗi tuần, mỗi giờ bạn đều biết được mình kiếm được gì. Và tôi muốn bạn kiểm soát chi tiêu của mình và những thứ cần thiết cho cuộc sống. Miễn là khoản thu lớn hơn khoản chi thì có nghĩa là về cơ bản, bạn đã đúng. Nếu ngược lại, ngay lập tức bạn phải hành động nhanh chóng và hiệu quả để lật ngược tình thế. 

QUY TẮC 37. KHÔNG VAY TIỀN - TRỪ KHI BẠN THỰC SỰ̣ PHẢI LÀM VẬY

Không vay tiền trừ khi bạn thực sự, thực sự cần, trừ khi bạn vay của ai đó mà họ không đòi hỏi tiền lãi, không ràng buộc, không đòi bạn thế chấp nhà cửa, không có khả năng gây sứt mẻ tình bạn. Chúng ta phải thoát khỏi khoản “nợ” này. Trả hết các khoản vay và nợ trước khi làm bất cứ điều gì khác. Đó là cách duy nhất để không phải trả lãi.                       

QUY TẮC 38. QUAN TÂM ĐẾN HỢP NHẤT CÁC KHOẢN NỢ

Nếu đã hơi muộn để bạn nghe theo lời khuyên thông thái này thì bạn cần phải cố gắng vay lãi càng thấp càng tốt trong khi đang trả dần các khoản nợ. Và hợp nhất các khoản nợ có lẽ sẽ là một cách hay. Ở đây tôi muốn nói rằng bạn hãy ngừng sử dụng ba hay bốn thẻ tín dụng cộng thêm khoản chi trội, cộng thêm vay ngân hàng và các khoản nợ khác. Bạn có thể gộp tất cả vào một khoản vay và bỏ các loại thẻ và trả các khoản chi trội. Tất nhiên, tôi cũng hiểu thẻ tín dụng rất dễ dùng và hữu ích nhƣng bạn đừng quên cách chi trả bằng tiền mặt truyền thống. Vấn đề là bạn phải nghiêm túc trả các khoản nợ thật nhanh.                       

QUY TẮC 39. TRAU DỒI KỶ NĂNG VÀ BẠN SẼ ĐƯỢC LỢI HẾT LẦN NÀY ĐẾN LẦN KHÁC

Hãy trang bị cho bản thân những khả năng tuyệt vời, những kỷ năng nghề nghiệp, một phong cách PR đặc sắc và ranh mãnh, một sản phẩm độc nhất, tạo nên danh tiếng cho bản thân và cả thế giới sẽ phải trải thảm đỏ trước bạn. Và trả bạn rất nhiều tiền nữa.

Một khi bạn làm những việc mà không ai hoặc rất ít ngƣời có thể làm đƣợc thì bạn sẽ nâng cao giá trị bản thân. Và hãy tin rằng đó không phải là kỷ năng quá khó, chỉ là một kỷ năng mà ai đó cần và chấp nhận trả tiền để sở hữu.                       

Hãy suy nghĩ về những thứ trong tầm tay bạn. Kỷ năng, năng khiếu, điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Bạn có thể tận dụng chúng bằng cách nào? Bằng cách nào để nói rằng bạn có những kỷ năng mà người khác cần? Làm sao để thuần thục những kỷ năng để đáp ứng những nhu cầu hiện có?

QUY TẮC 40. TRẢ HẾT CÁC KHOẢN VAY NỢ TRƢỚC TIÊN

Bạn có thanh toán hết số dƣ thẻ tín dụng hàng tháng không? Nếu bạn làm vậy và không có bất cứ một khoản vay nợ nào chƣa trả thì bạn đã làm rất tốt.  Hãy theo dõi phần tiếp theo của quy tắc này.  Tôi sẽ không nói giảm đi mức độ khó khăn của việc trả hết nợ, nhƣng bạn vẫn phải làm. Lập kế hoạch trả nợ - bắt đầu với những món nợ lãi cao nhất nếu bạn nợ nần nhiều. Động cơ thúc đẩy vô cùng quan trọng vì nó chỉ gây khó khăn trong một giai đoạn ngắn nhƣng mang lại nhiều lợi ích về lâu dài.

Đôi khi chúng ta quá bận rộn với công việc của mình, chúng ta quên mất mục đích cuối cùng của mình - kiếm tiền thực sự.  Rất nhiều ngƣời làm việc để kiếm sống - và nếu không có họ, những ngƣời giàu chẳng thể giàu có hơn nữa. Nếu bạn đang làm việc để kiếm sống và không dám mong đợi công việc đó khiến bạn làm giàu, thì bạn hãy làm việc vì lòng yêu thích, phải vậy không? Không, đó không phải là một câu hỏi bẫy. Đó là về thứ tự ƣu tiên các tham vọng của chúng ta. Nếu chúng ta đi làm chỉ vì tiền, thì có nghĩa là phải kiếm đƣợc nhiều hết mức có thể, nhiều nhƣ bạn muốn.     

QUY TẮC 42. TIẾT KIỆM KHOẢN LỚN - BẠN CÓ NÊN LÀM VẬY KHÔNG?

Tôi luôn nghĩ rằng chờ tích một khoản lớn trong tay, rồi tôi sẽ mang đi gửi và có vẻ nhƣ đây là cách tiết kiệm tuyệt vời. Thận trọng và tiết kiệm thƣờng xuyên là điều tốt nhƣng về lâu dài một khoản lớn để tiết kiệm sẽ mang lại thành công dễ dàng.                                                         

QUY TẮC 43. ĐỪNG THUÊ, HÃY MUA

Làm sao để vẫn có nhà mà không phải đi vay, mua và không phải thế chấp?

Câu trả lời là tài sản thế chấp luôn luôn có thể coi là một vụ đầu tư hơn là một vụ vay mượn. Nếu bạn mua một tài sản với khoản thế chấp, bạn đã có một khoản đầu tư hàng tháng. Đi thuê không phải là một vụ đầu tư. Bạn sẽ vĩnh biệt những đồng tiền của mình.                    

Một số ngƣời nghĩ rằng mua thay vì thuê nhà sẽ khiến bạn chịu những áp lực khổng lồ, và nhƣ vậy, cuộc sống của bạn sẽ kém thoải mái, vui vẻ. Thế nhƣng, thực ra không phải quyền sở hữu một ngôi nhà khiến bạn mệt mỏi mà vấn đề là bạn đã vay bao nhiêu và điều này ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến toàn bộ tình hình tài chính của bạn. Bài học bạn cần rút ra là phải suy nghĩ cẩn trọng về mức trả thế chấp trong tƣơng lai và liệu bạn đủ khả năng chi trả hay không.

Tất nhiên, nếu bạn mua nhà, không ai dám đảm bảo rằng giá trị ngôi nhà sẽ tăng lên nhƣng theo thời gian, vẫn có khả năng giá cả sẽ khôi phục và tăng trở lại. Lý tƣởng nhất là bạn mua rẻ, bán đắt. Nếu vậy bạn sẽ có lựa chọn: đầu tư lợi nhuận vào ngôi nhà thứ hai mà không cần phải vay mượn gì nữa và nhờ thế mỗi lần bạn sẽ lại giảm được khoản thế chấp. Kết quả là bạn được sở hữu toàn bộ, không phải trả khoản thế chấp nào trong khi bạn có một nơi để ở và không cần phải trả tiền gì nữa.


QUY TẮC 44. HIỂU RÕ Ý NGHĨA THẬT SỰ CỦA ĐẦU TƯ

Rất nhiều vụ đầu tư là nhằm hai mục đích. Chúng tạo ra thu nhập và tăng giá trị. Nói cách khác, nếu bạn đầu tƣ một số tiền (hay còn gọi là vốn) bạn sẽ thƣờng xuyên nhận đƣợc những khoản tiền nhỏ và giá trị thực sự của chính đồng vốn cũng tăng lên, có nghĩa là khoản tiền đó đã lớn dần lên. Trái lại, đầu tư trên diện rộng với ít mạo hiểm có thể vẫn thu được nhiều giá trị.

QUY TẮC 45. TẠO MỘT KHOẢN VỐN NHỎ VÀ ĐẦU TƢ THÔNG MINH

Rất nhiều ngƣời không thể giàu có bởi vì họ quá lƣời biếng, nhƣng cũng có nhiều ngƣời thất bại vì không biết mình cần làm gì khi bắt đầu kiếm tiền. Một khi đã bắt tay vào việc kiếm tiền, đừng tiêu hết ngay số tiền mà bạn có. Thành thực mà nói sử dụng tiền bạc tối ƣu chính là trang bị cần thiết đầu tiên để làm giàu. 

Và tiền cũng chẳng mất đi đâu cả, bạn chỉ đặt sang một bên để nó làm việc giúp cho bạn mà thôi. Một khi nó nhiều lên và giúp bạn thu về nhiều hơn, bạn sẽ có tất cả những kỳ nghỉ mơ ƣớc. Nhƣng bạn phải chờ đợi để sử dụng những trang bị ban đầu thật tốt và thông minh. Những ngƣời hát rong cũng thƣờng làm nhƣ vậy, bỏ một hoặc hai đồng xu vào mũ để gọi đám đông đến. Không ai bỏ cái gì vào cái mũ rỗng không. Điều tiếp theo bạn phải thực hiện là làm đầy cái mũ giàu có của mình.                       

Hãy tiết kiệm hàng tuần để tạo nên khoản lớn. Sau đó, hãy nghĩ đến việc nên đầu tƣ vào đâu để kiếm đƣợc nhiều hơn. Lý tƣởng nhất là chuyển số tiền đó thành bất động sản và kiếm đƣợc rất nhiều từ đó - sở hữu nó, một tài sản mà bạn có thể cho thuê hoặc bất cứ điều gì khác. Sự giàu có sẽ đến chậm rãi theo thời gian khi bạn chuyển số dƣ thành thứ hữu ích cho mình.

QUY TẮC 46. HIỂU RẰNG BẤT ĐỘNG SẢN, VỀ LÂU DÀI, KHÔNG NHANH HƠN CÁC CỔ PHẦN                       

Vậy là bạn đã có một chút tiền để đầu tƣ - đầu tƣ vào đâu đây? Bất động sản và các cổ phần là hai lựa chọn phổ biến nhất, nhƣng bạn nên chọn cái nào? Một ưu thế nổi trội của bất động sản là bạn có nơi cƣ ngụ. Thay vào đó, nếu bạn mua để cho thuê, bạn sẽ có thu nhập từ đó.

QUY TẮC 47. NẮM VỮNG NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG

Trong một thế giới lý tưởng, bạn nên bán:                     

• Bản thân bạn và những khả năng, kỷ năng, cống hiến của bạn.

• Thứ gì đó trong khi bạn đang ngủ.

• Ở những nước bạn không chỉ chưa từng đặt chân đến mà còn chưa từng biết tới.

• Thông qua người khác, nhƣ vậy sẽ có một số người bán hàng hộ bạn.

• Những thứ sản xuất với giá thành siêu rẻ nhưng mang lại cho bạn khoản lời lớn.

• Những thứ mà người khác làm và tài trợ cho bạn.

• Những thứ có mặt trong 99% các hộ gia đình.

• Những thứ lưu giữ, vận chuyển và bố trí dễ dàng.

Danh sách này có lẽ là vô tận. Nhưng nếu ai đó thất bại đó là bởi họ đã bán những thứ ngƣời khác không cần. Và giờ đây có những thị trƣờng mà tôi chƣa bao giờ nghĩ tới.

QUY TẮC 48. ĐỪNG NGHĨ RẰNG BẠN BẤT KHẢ CHIẾN BẠI

Lý do khiến bạn phải luôn thận trọng trong cuộc chơi với những kẻ cá cược chuyên nghiệp. Các luật sư, kế toán là họ có những kiến thức mà bạn không có. Họ sở hữu những bí quyết giúp họ (nếu họ muốn) lấy sạch tiền của bạn nhờ vào sự bất cẩn của chính bạn. Bạn không thể thoát khỏi chúng. Bạn không thể đánh bại những kẻ cá cƣợc chuyên nghiệp - hoặc các mánh khoé - vì thế đừng cố gắng loại bỏ họ trên phương diện họ kiếm tiền từ người nghèo, kẻ khờ khạo và công chúng cả tin. Vấn đề là, những ngƣời nghèo, khờ khạo, cả tin bước vào nơi đó với cái ví mở toang. “Hãy tự giúp mình”.

Ghi nhớ rằng cá mập luôn đợi bên ngoài. Vì vậy đừng để chảy máu.                       

QUY TẮC 49. HIỂU RÕ CƠ CHẾ LÀM VIỆC CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trƣờng chứng khoán hoạt động ra sao? Câu trả lời cho câu hỏi này rất đơn giản: “Mua rẻ, bán đắt”, nhƣng bạn có biết rằng còn nhiều điều khác nữa. Vì vậy, để mua đúng loại cổ phiếu với mức giá hợp lý, đừng đi theo đám đông, hãy tìm giá trị.

QUY TẮC 50. CHỈ KHI NÀO ĐÃ MUA CỔ PHẦN BẠN MỚI CÓ THỂ HIỂU RÕ ĐƢỢC

Phải thật thận trọng và ý thức xem bạn đang mua bằng lý trí hay tình cảm. Nếu bạn không thực sự hiểu rõ ngành kinh doanh nào đó và không dự định tìm hiểu thêm thì tốt nhất là nên chuyển hƣớng đầu tƣ sang lĩnh vực khác. Nếu bạn muốn đầu tƣ vào cổ phiếu, nhƣng không muốn làm mọi việc và không tự mình đƣa ra quyết định, thì bạn có thể sử dụng các quỷ đầu tƣ. Và điều này đƣa chúng ta đến với quy tắc tiếp theo.                    

QUY TẮC 51. BẰNG MỌI CÁCH, HÃY NHỜ CẬY CÁC CHUYÊN GIA ĐẦU TƢ (NHƢNG ĐỪNG ĐỂ HỌ LỢI DỤNG BẠN)

Các chuyên gia đầu tƣ luôn sẵn sàng tụ họp và dùng cái đầu thông thái của họ cũng nhƣ những chiếc máy tính còn thông thái hơn nữa để làm việc đại diện cho bạn. Tất cả đều chỉ với một khoản lệ phí nho nhỏ.

Nếu bạn định dùng các nhân viên môi giới để quản lý một vài vụ đầu tƣ cổ phiếu thì hãy chắc rằng bạn dùng họ thật khôn khéo. Đây là một chữ “nếu” rất lớn và là điều mà quy tắc này đề cập đến. Sử dụng họ làm sao để mang tiền đến chứ không phải để họ mang tiền của bạn đi. Nếu bạn muốn sự trợ giúp để đầu tƣ vào thị trƣờng chứ không phải bỏ một khoản lớn vào túi kẻ nào khác, thì đơn giản là hãy giữ lấy nó.


QUY TẮC 52. HÃY TRẢ TIỀN NẾU MUỐN NHẬN NHỮNG LỜI KHUYÊN VỀ TÀI CHÍNH

Hãy thật thận trọng về ngƣời bạn định xin lời khuyên nếu không muốn trì hoãn con đƣờng đến sự giàu có.

Có hai nhóm ngƣời mà bạn có thể sẽ cần xin lời khuyên, hƣớng dẫn hoặc bất cứ điều gì khác. Trƣớc tiên là các chuyên gia có trình độ và bảo đảm đền bù thiệt hại. Vì vậy trong trƣờng hợp các thông tin họ cho bạn sai lệch, không đúng với sự thật hoặc nguy hiểm thì bạn có thể kiện họ ra toà - và hy vọng hoàn đƣợc trả lại tiền.

Thứ hai, đó là các cự phú. Hãy lắng nghe những gì họ nói trừ khi họ làm giàu nhờ trúng xổ số, đƣợc thừa kế, cƣớp ngân hàng hoặc buôn bán ma tuý.
Ngoài ra còn có 2 nhóm khác. Đó là những ngƣời gần gũi, bao gồm: bạn bè, gia đình, những ngƣời thân quan trọng, các chƣơng trình ti vi, Internet và các ngân hàng sang trọng.

Bạn phải chắc chắn rằng bất cứ lời khuyên tài chính nào bạn nhận đƣợc đều đến từ những ngƣời có các phẩm chất đáng ghi nhận hoặc thành viên của những câu lạc bộ rất giàu.

QUY TẮC 53. ĐỪNG LÀM MỌI CHUYỆN RỐI TUNG

Một khi bạn đã tìm ra chiến lược thì hãy để nó đấy đã. Bạn không thể làm nó tốt hơn nhƣng lại có thể làm nó tồi đi. Bạn phải biết lúc nào nên để yên mọi thứ. Hãy quan sát thật lâu và cẩn trọng, sau đó lập kế hoạch và đƣa ra quyết định. Và hãy để yên mọi thứ, đừng làm nó rối tung lên.

Quan sát ở đây là để làm tăng lợi thế, tìm kiếm lời khuyên, cân nhắc thiệt hơn. Và bạn phải hành động dựa vào những thông tin thu thập đƣợc. Nhƣng một khi bạn đã quyết tâm hành động thì hãy kiên trì thực hiện. Một khi đã đƣa ra kế hoạch, mục tiêu, chiến lƣợc, mục đích, tham vọng và đích đến thì hãy tận tâm tận sức.

QUY TẮC 54. SUY NGHĨ VỀ LÂU VỀ DÀI

Cùng với việc tránh làm mọi chuyện rối tung (xem Quy tắc 53), bạn cũng không nên chơi trò chơi ngắn hạn. Bạn phải suy nghĩ về lâu dài, về cả các kế hoạch lẫn khoản lời dự kiến. Bạn cũng phải đầu tƣ lâu dài.

Làm giàu là một quá trình chậm chạp và công bằng. Nếu làm giàu quá nhanh, bạn sẽ chẳng đủ thời gian để thu đƣợc các kinh nghiệm và sự khôn ngoan. Làm giàu quá nhanh thì bạn sẽ chỉ tiêu, tiêu và tiêu mà thôi.              

Suy nghĩ về lâu dài cũng có đôi chút giống nhƣ suy nghĩ với tốc độ nhanh trong khi phần còn lại của thế giới chuyển động chậm đến không thể tin đƣợc xung quanh bạn. Bạn phải nhìn trƣớc những chuyện sẽ xảy ra và cách thực hiện duy nhất là suy nghĩ cho lâu dài.
Hãy nghĩ về việc làm giàu tựa nhƣ khi bạn lén đi theo một con hổ khó bảo. Nó rất cảnh giác, rất đề phòng nên bạn phải đi theo khéo léo, không gây ra tiếng ồn nào và thật nhẹ nhàng. Sẽ chẳng ích gì nếu bạn cứ chạy thật nhanh và gào thét lên với nó - nó sẽ quay lại và giết chết bạn hoặc chạy mất. Tốt nhất bạn nên ung dung và rón rén lại gần thật chậm, thật khẽ. Bất cứ một cử động bất ngờ nào cũng sẽ đánh thức con quái vật khôn ngoan.

Bạn vừa phải có một cuộc sống cho đáng sống nhƣng cũng phải làm giàu. Theo quan sát của tôi, kế hoạch tài chính của các cự phú hạnh phúc luôn tuân theo 4 nguyên tắc: 
1. Họ đề ra mục tiêu và luôn nhằm đến nó.                       

2. Không chắp vá quá nhiều.
3. Họ có xu hƣớng thực hiện các công việc tài chính vào thời điểm nhất định trong ngày

4. Họ có thể nghỉ ngơi đôi chút ngoài các kế hoạch tài chính và sống một cuộc sống bình thƣờng bên ngoài - điều này khiến họ tỉnh táo và hào hứng.

QUY TẮC 56. QUAN TÂM TỚI CHI TIẾT

Tốt nhất bạn hãy tự rèn luyện, tự chú ý đến tiểu tiết và tiết kiệm chi phí. Chú ý đến tiểu tiết không có nghĩa là ghi lại từng thứ nhỏ nhặt bạn mua sắm và các thứ tiết kiệm lặt vặt. Tiểu tiết là:

• Kiểm tra các tài liệu phần in chữ nhỏ.
• Kiểm tra lãi suất.
• Kiểm tra giá và phí tổn.
• Kiểm tra để trả đúng hạn, do vậy bạn sẽ không bị phạt.
• Kiểm tra xem khi nào bạn đƣợc ngƣời khác trả tiền và rằng bạn phải đầu tư ngay lập tức để tránh trƣờng hợp tiền của bạn nằm im một chỗ.

• Không quên ngƣời khác.
• Không quên ngày tháng, thời gian và công việc.
• Lập danh sách và viết rõ mọi thứ.
• Ghi nhớ những thông tin cần hỏi.
• Ghi nhớ những câu hỏi cần thiết nói chung.
• Ghi nhớ để lƣu giữ cẩn thận các vụ giao dịch, mua và bán.

QUY TẮC 57. TẠO RA CÁC DÒNG THU NHẬP MỚI

Khi đề cập đến các chiến lƣợc làm giàu, đầu tƣ thông minh và quản lý tiền tích cực là yếu tố rất quan trọng, nhƣng sẽ tốt hơn nếu có thêm những nguồn thu khác.

Hãy quan sát các cự phú mà bạn ngƣỡng mộ và xem xem có phải sự đa dạng chính là công cụ của họ để tạo ra sự giàu có không giới hạn. Những ngƣời giàu có luôn sở hữu vài ba kế hoạch làm giàu sắp đến.

Đây là điều đặc biệt quan trọng với những ai yêu thích công việc của mình nhƣng lại không có thu nhập cao. Điều bạn cần là có thêm những nguồn thu nhập khác.  Thứ nhất, bạn hãy chuyển số tiền dƣ thừa để đầu tƣ vào bất động sản và mang thu nhập về cho bạn thậm chí ngay cả khi bạn không ở đó. Một cách khác nữa là tận dụng khả năng và sự thành thạo của bạn trong nhiều vị trí, nhờ vậy bạn không chỉ đổi công sức của mình để lấy tiền công cho một việc làm thêm. Nhƣng nhƣ vậy không có nghĩa là bạn nhất định phải có việc để làm thêm. Điều này có nghĩa là, chẳng hạn, làm một vài công việc tự do trong cùng một lĩnh vực hoặc hoàn toàn không liên quan gì đến lĩnh vực bạn đã có kiến thức và kỷ năng. Bạn có thể dạy hoặc tƣ vấn những vấn đề gì, hoặc bạn có thể kinh doanh gì?

 QUY TẮC 58. HỌC CHƠI “NẾU... THÌ...”                       

Khi quyết định cách thức để kiếm tiền và đầu tƣ, bạn cần phải tự đặt ra rất nhiều câu hỏi cho bản thân, bắt đầu bằng: “Điều gì sẽ xảy ra nếu...". “Nếu... thì...” là trò chơi mà tất cả chúng ta đều có thể tham gia. Tất cả hãy cùng chơi ngay bây giờ... “Nếu... thì...”. Tôi gọi đây là trò “đi tìm khe hở” mặc dù nó không phải là khe hở mà chỉ là mệnh đề kết quả. Mỗi khi tôi bắt đầu kiếm những đồng tiền chân chính, tôi lại nghĩ đến những ngƣời khác ở nơi nào đó đang đùa với mệnh đề kết quả, và do đó, những điều không mong muốn xảy ra và những nguồn thu nhập nhất định sẽ cạn sạch. Điều thú vị khi làm giàu là đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn trƣớc khi điều đó thực sự diễn ra và rút tiền của mình đầu tƣ vào chỗ khác. Cân nhắc xem khi nào nên tìm thêm nguồn thu nhập khác cũng là một điều cần thiết. Và chuẩn bị các phƣơng án dự phòng cũng cần thiết không kém.

QUY TẮC 59. KIỂM SOÁT CƠN BỐC ĐỒNG TIÊU XÀI

Ra ngoài và tiêu hết sạch những gì bạn kiếm đƣợc và nhận đƣợc (và thậm chí quá một chút) chắc chắn sẽ huỵ hoại con đƣờng làm giàu của bạn. Bạn phải cƣỡng lại khi muốn biến những thứ nhỏ bé mình có thành một cái gì đó lớn hơn. Quên đi những chiếc xe mới và kỳ nghỉ ngập nắng. Bạn phải biến thành kẻ bần tiện trong chốc lát, giữ thật chặt những điều hiện có để chuẩn bị cho tƣơng lai khi bạn có nhiều hơn thế. Nhƣ vậy có nghĩa là bạn phải kiểm soát ham muốn của mình.

Sự thật chỉ đơn giản là ngƣời giàu biết cách kiểm soát những ham muốn tiêu xài của mình - vì thế họ mới giàu. Khi cần phải thắt chặt hầu bao, họ sẽ làm đƣợc. Kiểm soát đƣợc những ham muốn này là điều vô cùng quan trọng và cách thực hiện triệt để nhất là, không mua bất cứ thứ gì ngay. Nếu bạn thấy cần phải có thứ gì đó, hãy đợi thêm một tuần. Có khả năng là những ham muốn đó sẽ qua đi nếu bạn thử. Hãy nghiêm khắc hơn với bản thân bằng cách tiết kiệm thời gian và giữ khoảng cách giữa bạn với các ham muốn.                   

QUY TẮC 60. KHÔNG HƢỞNG ỨNG CÁC QUẢNG CÁO HỨA HẸN KẾ HOẠCH LÀM GIÀU NHANH CHÓNG

QUY TẮC 61. KHÔNG CÓ BÍ MẬT NÀO HẾT                  

Cũng giống nhƣ không có kế hoạch làm giàu nhanh chóng nào hết, vì vậy chẳng có bí mật nào - nên bạn đừng mua bất cứ thứ gì nhƣ vậy. Bí quyết kiếm tiền là chẳng có bí quyết nào hết. 

Một trong những quy tắc đầu tiên chúng ta đã học là chỉ những ngƣời cần cù, chăm chỉ mới giàu có. 

QUY TẮC 62. ĐỪNG CHỈ ĐỌC SUÔNG - HÃY LÀM VIỆC GÌ ĐÓ ĐI

Có lẽ, trong khi đọc sách bạn sẽ tự nhủ rằng: “Cái này ai chẳng biết...”. Tốt thôi, bạn đã biết, nhƣng bạn đã làm chƣa? Với hầu hết tất cả chúng ta, giữa điều chúng ta biết và cái chúng ta làm luôn có một khoảng cách. Chỉ đọc sách không thôi thì chẳng có nghĩa gì hết.                 

Để thay đổi hệ tƣ tƣởng, chúng ta phải thay cách hành động và cách cƣ xử:

• Xem xét bạn nói năng, suy nghĩ nhƣ thế nào về chuyện tiền bạc. Bạn ca ngợi những điểm tốt đẹp của nó hay phỉ báng rằng nó là điều tội lỗi và tiêu cực.
• Xem xem bạn đi nhƣ thế nào. Bạn có đi lừ đừ và toả ra một cảm giác cam chịu nhẫn nhục? Hoặc bạn đi thẳng lƣng và tự tin, trông có vẻ nhƣ bạn đã sẵn sàng thay đổi?                       

• Xem xét toàn bộ hình ảnh của mình.      

                                                                        

PHẦN III. TRỞ NÊN GIÀU CÓ HƠN

Một khi bạn đã có tiền trong tay, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Tiền đẻ ra tiền. Nhưng một khi bạn đã bắt đầu tiến tới sự thịnh vượng, thì ngồi im một chỗ và bắt đầu đếm tiền không phải là ý hay. Hãy thật thận trọng và thậm chí còn bận rộn hơn nữa, tập trung hơn nữa, hoàn toàn không rời mắt khỏi mục tiêu.

Khi bạn bắt đầu giàu có hơn, bạn sẽ cần tập trung nhiều nhà cố vấn xung quanh mình, Bởi vì khi các vụ đầu tƣ và vốn của bạn lớn mạnh hơn, bạn sẽ cần những lời khuyên và sự giúp đỡ để chúng còn tăng lên nhiều hơn nữa.

Đừng ngồi yên thoả mãn với những gì đã đạt được, bạn phải tìm kiếm các cơ hội tiềm ẩn để giàu hơn nữa. Bạn phải luôn bắt kịp sự phát triển, hành động theo linh cảm, thấu hiểu thị trường,...

Đã đến lúc nâng cao mức độ cơ hội trong con ngƣời bạn - nhìn xa trông rộng, không đi theo số đông, thật sáng tạo và đổi mới. Nếu bạn muốn kiếm tiền nghiêm túc, đừng làm những gì mà ngƣời khác đã làm.

QUY TẮC 63. THƯỜNG XUYÊN KIỂM TRA TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Nếu muốn làm tăng số tài sản của mình, bạn luôn cần chú ý đến số dư trong tài khoản ngân hàng của mình. Bạn phải thường xuyên tiến hành kiểm tra tình hình tài chính. 

Theo quan sát của tôi, bạn càng nắm vững tình hình tài chính thì.
• Bạn phản ứng càng nhanh với các thay đổi.
• Bạn càng có nhiều thông tin để đưa ra quyết định.
• Càng ít khả năng mọi chuyện bị sai lầm trầm trọng mà bạn không chú ý đến. 

• Bạn phải thường xuyên ngồi xuống và:      

• Tiến hành cân đối thu chi.

• Liệt kê danh sách những ngƣời bạn vay và những ngƣời bạn cho vay.

• Kiểm tra cân đối thẻ tín dụng và số thu.

• Kiểm tra các séc chƣa thanh toán - bạn đã viết rằng chƣa nhận đƣợc ở ngân hàng.

• Kiểm tra các khoản thu nhập bạn sẽ có trong tƣơng lai và các khoản chi lớn dự kiến.

• Kiểm tra các đơn đặt hàng còn ứ đọng.

• Kiểm tra các khoản vay và đầu tƣ.

• Kiểm tra các khoản chi trội...

QUY TẮC 64. CÓ MỘT VÀI CỐ VẤN TÀI CHÍNH GIÀU KINH NGHIỆM

Tại sao chúng ta nên nhờ vả các cố vấn tài chính? 

• Họ mang lại nhiều kinh nghiệm.

• Họ giúp bạn trình bày ý tƣởng của bạn rõ ràng và ngắn gọn, súc tích - điều này sẽ khiến bạn suy nghĩ lâu hơn và nghiêm túc hơn về những gì sẽ làm.

• Họ sẽ khiến bạn phải đánh giá những gì mình làm - nhƣ vậy bạn sẽ khó mà hành động bất cẩn đƣợc.

• Khi cần thiết họ sẽ cho bạn lời khuyên tốt.

• Mỗi người trong số họ sẽ chú ý theo dõi xung quanh, và bạn sẽ đƣợc lợi từ những gì họ thu thập (giống nhƣ dịch vụ thu thập tin tức).

• Họ độc lập và vì vậy không có quyền lợi bất di bất dịch nhƣ đối thủ cạnh tranh trong việc bạn làm.

Rất nhiều doanh nhân thành công đã nhờ đến những nhà cố vấn dày dạn kinh nghiệm khi mới khởi nghiệp kinh doanh. Họ tìm được ai đó thành công khi khởi nghiệp và điều hành doanh nghiệp riêng của họ, rồi đề nghị ngƣời đó cho lời khuyên và hƣớng dẫn. Trong phần lớn trường hợp, thương nhân có kinh nghiệm đó sẽ đồng ý. Họ thích làm vậy.

• Tôi cần các cố vấn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực gì? Tôi có thể tìm thấy họ ở đâu? 
Tôi sẽ tốn bao nhiêu? Tôi có thể lờ tịt họ đi nếu không đồng ý với lời khuyên của họ?                       

Với một cố vấn tài chính, bạn cần ngƣời đã chứng tỏ đƣợc sự nhạy bén về tài chính của họ bằng chính số tiền họ kiếm đƣợc - chứ không phải nhờ thừa kế hoặc trúng xổ số. Hãy tìm kiếm bất cứ ngƣời thành đạt nào mà bạn ngƣỡng mộ, tiếp cận họ - họ rất thích đƣợc tâng bốc.

Bạn sẽ chẳng phải tốn kém gì hơn bốn bữa trƣa trong một năm. Bạn mời họ đi ăn. Và đổi lại, họ sẽ cho bạn lời khuyên, thông tin, gợi ý, kiềm chế, hỗ trợ và khích lệ...

Và bạn có thể bỏ qua những gì họ nói nếu bạn không thích ƣ? Vâng, tất nhiên là bạn có thể rồi. Một lần tôi đã làm nhƣ vậy. Và tôi đã phải trả giá rất đắt. Tôi đã phải công khai xin lỗi họ và không bao giờ dám phớt lờ họ nữa.

QUY TẮC 65. PHÁT HUY LINH CẢM
Bạn có linh cảm và trực giác. Đó là lúc mà:
• Bạn biết có gì đó không ổn.
• Bạn biết sự việc nào đó hoàn toàn chính xác.
• Bạn phải gật đầu và tin vào chính mình.
Tất nhiên có linh cảm, đi theo linh cảm và hành động, nói năng bừa bãi hoàn toàn không giống nhau.

Có một công thức cho trò chơi với trực giác, và điều này dễ thấy hơn bạn nghĩ:

 • Có linh cảm.
• Kiểm tra xem liệu linh cảm đó có đáng để theo đuổi hay không.
• Chuẩn bị bản dự thảo thật tốt để trình bày trƣớc các cố vấn dày dạn kinh nghiệm. • Lắng nghe và hành động dựa trên lời khuyên của họ.

QUY TẮC 66. KHÔNG NGHỈ NGƠI

Có một câu tục ngữ rằng: “Không thứ gì nhanh tàn úa hơn một cây nguyệt quế ngủ quên trên chiến thắng”. Đó là sự thật. Sau khi đã kiếm đƣợc chút tiền, các vụ đầu tƣ đã thu đƣợc kết quả hoặc đã đƣợc trả hết, ngƣời ta sẽ bị hấp dẫn bởi ý tƣởng nên thƣ giãn. Tất nhiên là chúng ta có thể. Nhƣng chúng ta không muốn vậy. Đó chính là lúc phải tăng tốc, và phải làm thêm nhiều việc hơn nữa. Đó chính là thời điểm để tấn công, đầu tƣ, củng cố, là lúc không đƣợc rời mắt khỏi mục tiêu.

Bạn phải tiếp tục những gì đã khiến bạn kiếm ra tiền. Nếu bạn đang cƣỡi trên một con bò tiền bạc, hãy tiếp tục cƣỡi cho đến khi nó chết. Nếu đó là một ý tƣởng bất chợt chỉ đến một lần, hãy nghĩ đến cái khác. Nếu đó chỉ là công việc nặng nhọc, hãy tiếp tục. Nếu bạn từng tìm thấy một công thức dẫn tới thành công, hãy tìm ra một vài công thức nữa. Và dù thế nào chăng nữa, hãy cứ để mở đúng lúc.

Hãy nhớ, đừng quá khôn ngoan. Đừng nghĩ rằng bạn biết tất cả. Hãy tiếp tục nhờ đến các cố vấn dày dạn kinh nghiệm. Tiếp tục làm việc chăm chỉ hơn bất cứ ai. Giữ bí mật và thật tiết kiệm.                      

QUY TẮC 67. ĐỂ NGƯỜI KHÁC LÀM NHỮNG VIỆC BẠN KHÔNG THỂ

 Tôi luôn phải có các cố vấn dày kinh nghiệm trong chuyện tiền bạc bởi vì có hàng đống việc kinh doanh và kiếm tiền mà tôi không biết chút gì. Cũng có hàng đống việc cần phải làm mà tôi không biết xử lý ra sao. Tôi có thể học, nhƣng đó không phải sở trƣờng của thôi. Và tại sao phải học khi rõ ràng ngoài kia luôn có những ngƣời thích hợp hơn để làm công việc này? Làm việc bạn có khả năng và để ngƣời khác làm những việc bạn không thể. Rất đơn giản. Chọn những người thật giỏi và để họ làm những công việc trong hành trình làm giàu của bạn.                       

Có 10 quy tắc để đảm bảo bạn (a) chọn đúng ngƣời và (b) giữ đúng ngƣời: 

1. Biết chính xác bạn muốn việc gì đƣợc thực hiện và muốn ai làm việc đó.                      

2. Thật rõ ràng trong việc bạn muốn giao cho họ, bạn sẽ trả họ bao nhiêu và sẽ đƣa ra hƣớng dẫn gì với họ.

3. Phải quan tâm đến họ - họ là con ngƣời và không thể chỉ là công cụ.

4. Khiến họ hiểu biết và tích cực - truyền cho họ lòng trung thành.

5. Nói với họ về chiến lƣợc dài hạn - họ phải có phần trong tƣơng lai của bạn/của họ.

6. Nếu họ làm sai - sẽ thƣờng xuyên nhƣ vậy, ai cũng thế hết - hãy sửa chữa sai lầm và tiếp tục tiến lên. Tha thứ là điều tuyệt vời.

7. Thường xuyên khen ngợi - không có gì dễ dàng truyền cảm hứng hơn sự khích lệ (và tất nhiên là cả tiền bạc nữa).           

8. Đưa ra mục tiêu thực tế và không mong đợi những điều bất khả thi.             

9. Tạo nên tấm gương tốt - trở thành một ngƣời mà họ tôn trọng và ngƣỡng mộ - đƣa ra các tiêu chuẩn cao và thực hiện làm gương.

10.Luôn nhớ rằng bạn là ông chủ, không phải là bạn bè của họ. Luôn duy trì sự đĩnh đạc, khoảng cách và quyền lực thống trị.

QUY TẮC 68. HIỂU RÕ BẢN THÂN - BẠN LÀ NGƢỜI CHƠI ĐƠN, ĐÔI HAY CHƠI THEO ĐỘI

Nếu bạn dự định thay đổi phƣơng hƣớng – tìm đến sự giàu có thì dù hiện nay bạn đang ở đâu, bạn cần phải biết: Điểm mạnh và điểm yếu của mình, bạn giỏi trong việc gì và không giỏi trong việc gì.                       

Bạn hiểu những gì tôi đang nói chứ? Bạn phải hiểu rõ bản thân mình và tự tin trong lĩnh vực là thế mạnh của mình, có thể xem xét lại các vấn đề không thuộc sở trƣờng, phát huy điểm mạnh và để ngƣời khác làm những việc bạn không thể hoặc chưa làm tốt.

Và sau đó bạn phải biết mình làm việc đạt hiệu quả cao nhất khi là thành viên trong sự hợp tác với một ngƣời khác, một đội hay làm việc một mình. Cá nhân tôi luôn cần bàn tay vững chãi của một đối tác để thực hiện một số vấn đề trong kinh doanh - xu hƣớng dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ, đôi khi phải tỏ ra thô lỗ, liều lĩnh dấn thân, sử dụng tiền bạc phí phạm cho quảng cáo và không chú tâm vào chi tiết.                     

Tôi làm việc độc lập rất tốt. Tôi dễ dàng đƣa ra các quyết định. Tôi hài lòng với việc tự điều hành công ty riêng suốt một thời gian dài và không cần phải trình bày ý kiến với bất cứ ai để đƣợc họ đồng ý. Bạn hiểu ý tôi khi nói về việc hiểu rõ bản thân chứ?

• Bạn phải làm điều này nếu muốn tiếp tục tiến lên phía trƣớc cùng những ngƣời khác. Hãy đặt ra câu hỏi: Tôi có thể tự mình làm tốt hay cần những ngƣời khác bên cạnh? Tôi có biết điểm mạnh, điểm yếu và sự khác biệt của mình không?

QUY TẮC 69. TÌM KIẾM CÁC TÀI SẢN/ CƠ HỘI CHƢA LỘ DIỆN

Bạn phải trở thành một cỗ máy thận trọng, không bao giờ ngủ, không bao giờ nghỉ ngơi. Luôn luôn linh hoạt, tìm kiếm các cơ hội. Có một câu tục ngữ cổ của ngƣời Senegal nói rằng cơ hội mà Chúa mang đến không bao giờ đánh thức những kẻ đang ngủ. Lúc nào xung quanh chúng ta cũng tràn ngập các cơ hội làm giàu. Tất cả những gì chúng ta cần làm là cởi mở với các cơ hội, đến với phép màu của các sự kiện.

Có 5 điều bạn cần chất lên con thuyền đi tìm kho báu:

1. Thời gian là yếu tố sống còn. Phản ứng quá chậm thì cơ hội sẽ đi mất. Nếu quá nhanh, bạn sẽ rút dây động rừng.

2. Bạn phải thật nghiêm túc. Các cơ hội chƣa lộ diện sẽ chỉ hiện ra khi chúng muốn nên bạn phải chú tâm vào nó.

3. Bạn phải thật khôn khéo. Nếu chỉ có một vài cơ hội thì bạn phải thật nổi bật, khôn khéo, độc đáo, đặc biệt, sáng tạo, hãy chứng tỏ bạn thật nổi bật trong đám đông.
4. Bạn phải biết mình sẽ làm gì. Để nhận ra cơ hội và tận dụng nó thì bạn cần phải mang
lại cho bản thân những cơ hội tốt nhất. Bạn cần có thời gian, sự tận tuỳ, cống hiến.

5. Thật hấp dẫn. Bạn phải ăn mặc thật lịch sự, thơm tho, thật đẹp và hấp dẫn CƠ HỘI MÀ CHÖA MANG ĐẾN KHÔNG BAO GIỜ ĐÁNH THỨC NHỮNG KẺ ĐANG NGỦ

QUY TẮC 70. ĐỪNG CỐ LÀM GIÀU QUÁ NHANH

Chúng ta đã thống nhất rằng bạn phải suy nghĩ về lâu về dài. Việc cố gắng làm giàu quá nhanh sẽ chỉ mang lại thất vọng và ép buộc do phải lo lắng quá mức. Và bạn cần phải xây một nền móng thật vững chắc cho toà lâu đài tài chính nếu không nó sẽ sụp đổ ngay sau cơn bão lớn đầu tiên. Bạn càng bỏ nhiều thời gian để làm giàu, bạn sẽ càng có nhiều dòng thu nhập và đầu tư.

Bạn càng kiếm ra tiền nhanh, thì nó càng mỏng manh và dễ sụp đổ.

Làm giàu theo thời gian có nghĩa là bạn sẽ luôn: 

• Tạo dựng dòng thu nhập dài hạn.

• Đƣợc đảm bảo vững chắc trƣớc các cuộc suy thoái hoặc sự sụt giảm bất thƣờng của thị trường.

• Có thời gian để hưởng thụ cuộc sống.

• Kiếm tiền trung thực và đàng hoàng hơn.

• Không có những quyết định quá vội vàng và chi tiêu bất hợp lý.

• Thu được những kinh nghiệm cần thiết cho việc đảm bảo tài chính lâu dài khi bạn tiếp tục tiến lên.

Nếu kiếm tiền quá nhanh, bạn thường có xu hướng:

• Chi tiêu bất hợp lý
• Không có thời gian để học cách quản lý
• Có nguy cơ bị thua lỗ vì chỉ có một nguồn thu nhập.

QUY TẮC 71. LUÔN LUÔN HỎI HỌ SẼ ĐƯỢC GÌ

Ở bên ngoài luôn có những con cá mập chờ đợi những ngƣời thiếu tỉnh táo. Hãy cẩn thận.

Chúng ta không nên nghĩ rằng tất cả mọi người đều muốn lợi dụng mình, nhưng đây là kỷ năng cần thiết mà chúng ta nên sử dụng để nghi ngờ những ngƣời mà:

• Đề nghị “chăm sóc” tiền của chúng ta.
• Muốn đầu tƣ vào tƣơng lai hoặc kế hoạch của chúng ta. • Cho chúng ta các lời khuyên về tài chính.
• Đề nghị hợp tác.
• Đề nghị làm việc cho chúng ta.

• Mời chào các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bạn phải cảnh giác với bất cứ ai, bất cứ vật gì muốn chen chân vào sự giàu có của bạn. Phải thật cảnh giác với những ngƣời:

• Hứa sẽ giúp bạn làm giàu thật nhanh bằng cách đi đƣờng tắt, sử dụng các lỗ hổng về thuế hoặc các kế hoạch đáng ngờ vực về mặt luật pháp.

• Sử dụng cách thức “bán hàng đa cấp”.

• Tuyên bố mình vô cùng giàu có và đề nghị đƣợc chia sẻ bí mật với bạn - bí mật là họ kiếm đƣợc tiền từ những ngƣời nhƣ bạn (xem Quy tắc 61)

• Đề nghị làm bạn giàu hơn nhờ Internet.

• Yêu cầu đƣợc nhận tiền trƣớc để đổ vào đầu tƣ, trả cho quảng cáo hoặc tiến hành điều tra thị trƣờng.

Và bạn phải luôn ghi nhớ ba điều:
• Nếu một điều quá tốt và quá hoàn hảo thì có lẽ đó không phải là sự thật. • Không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng.

Bạn cũng phải nhớ luôn đặt ra câu hỏi: “Ngƣời này sẽ nhận đƣợc gì?”. Đừng tin bất cứ ai. Đừng gửi tiền của bạn cho ngƣời khác giữ hộ. Kiểm tra bất cứ thứ gì bạn ký vào. Hãy tự bảo vệ mình.

QUY TẮC 72. BẮT TIỀN LÀM VIỆC CHO BẠN

Dƣới đây là một vài cách để kiểm tra xem bạn đã bắt tất cả số tiền mình có làm việc hay chƣa:

• Không để tiền nằm chết gí trong tài khoản ngân hàng - chuyển nó đi khắp các tài khoản có lãi cao, dù chỉ là một ngày.

• Không bao giờ hài lòng với mức lãi suất đang có - luôn có mức cao hơn. Vì vậy phải tích cực tìm kiếm.

• Xem xét kỷ lƣỡng tất cả các dịch vụ bạn cần mua. Luôn có những lựa chọn rẻ hơn. Đừng trả tiền cho thƣơng hiệu, hãy chỉ trả tiền cho thứ bạn nhận đƣợc.

• Không để bất động sản bỏ không - dù rằng giá trị của chúng có thể tăng lên nhƣng bạn không có thêm nguồn thu nhập từ việc cho thuê.
• Nếu bạn đầu tƣ vào một thứ giá trị rất cao thì liệu nó có hữu dụng không? Liệu chiếc xe hơi cổ bạn đi sẽ có ích hơn hay một bức tranh chỉ để ngắm có ích hơn (mặc dù trƣờng hợp này cũng có thể coi là hữu dụng vì giúp bạn thƣ giãn hoặc chữa bệnh nhƣng chúng ta không tính đến).

• Khám phá mọi khả năng. Không hài lòng với những gì đang làm mà phải tìm cách cải thiện, tăng cƣờng, vui vẻ, tiến bộ và phát triển... Tất nhiên không có nghĩa là đùa chơi.

• Hoàn thành mọi việc. Không để bất cứ việc gì đến ngày mai. Làm ngay hôm nay. Làm ngay lập tức.

• Luôn nhớ rằng đồng tiền để không là đồng tiền phí phạm – hãy sử dụng nếu không bạn sẽ mất nó.

• Bạn phải mở rộng danh mục đầu tƣ để giảm thiểu thua lỗ trong các cuộc suy thoái hoặc thị trƣờng giảm sút.

• Bạn đã mua một cách mù mờ và bây giờ có nhiều thông tin hơn nên bạn đã nhìn thấy thiệt hại.                       

• Tiếp tục ném thêm tiền sau khi thất bại sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn - giảm ngay thiệt hại và rút lui.             

QUY TẮC 75. HIỂU ĐƢỢC TẠI SAO BẠN CẦN BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ ĐỌC ĐƢỢC BẢNG CÂN ĐỐI

• Luôn luôn đảm bảo rằng bạn đã tận dụng tối đa các loại chiết khấu.

• Luôn xem xét trƣớc khi mua, liệu món đồ nào đó có đƣợc giảm thuế hay không.

• Trở thành công dân của một nơi tránh thuế - nhƣng hãy nhanh chân lên bởi vì họ đóng cửa rất nhanh.

• Trở thành kẻ du canh du cƣ và đi lang thang khắp thế giới nhƣng không đóng thuế ở bất cứ đâu - hãy cẩn thận vì tiền nợ thuế sẽ tăng lên khi thu nhập hoặc hồi vốn đƣợc chuyển về Anh quốc và có những trƣờng hợp khi bạn đặt trụ sở tại nƣớc ngoài nhƣng vẫn đóng thuế (điều này phụ thuộc vào nơi cƣ trú, nơi cƣ trú thông thƣờng và nơi thanh toán hối phiếu).

Và, tất nhiên phải đảm bảo rằng bạn sẽ đầu tƣ lớn vào những chỗ mà bạn không phải đóng thuế - nhận những lời khuyên chân thành và sẵn sàng trả tiền để có những lời khuyên nhƣ vậy.

QUY TẮC 77. HỌC CÁCH BẮT TÀI SẢN LÀM VIỆC CHO MÌNH

Bƣớc đầu tiên, bạn có biết mình hiện đang có những tài sản nào không? Ý tôi là bạn hãy gom cả tài khoản dài hạn (tài sản cố định) và tài sản ngắn hạn (tài sản hiện tại). Tài sản cố định là những tài sản mà bạn chỉ có thể chuyển thành tiền mặt sau một thời gian và tài sản hiện tại là những tài sản dễ dàng chuyển sang tiền mặt.

Bạn đã sẵn sàng rồi chứ? Bạn đã có danh sách chƣa? Tôi hy vọng rằng trong danh sách của bạn có một số thứ sau:

QUY TẮC 78. ĐỪNG BAO GIỜ TIN RẰNG MÌNH CHỈ XỨNG ĐÁNG VỚI NHỮNG GÌ ĐANG ĐƢỢC TRẢ

Những ai tin rằng mình chỉ xứng đáng với mức lƣơng hiện tại thì hầu hết đều chỉ nhận mức lƣơng rẻ mạt. Các công ty hùng mạnh đều dựa vào những ngƣời không nghi ngờ gì về giá trị của mình.

Ởđây có một vài điểm cần chú ý. Trƣớc tiên, nếu bạn làm việc cho ông chủ nào đó, thì những ai thƣờng xuyên thay đổi công việc sẽ có xu hƣớng nhận đƣợc mức lƣơng cao hơn sau mỗi lần đổi việc, và do vậy sẽ kiên trì kiếm tiền hơn những ngƣời cứ ở lại một chỗ. Nếu ở lại, bạn phải học cách đòi hỏi và chứng tỏ bạn mang lại giá trị cho tổ chức nhiều nhƣ thế nào để đƣợc nâng lƣơng.

Thứ hai, không công ty nào chịu trả nhiều hơn mức cần thiết cho bất cứ thứ gì. Bạn phải thật năng động và đòi hỏi để đƣợc nhận nhiều hơn, và chứng tỏ rằng bạn xứng đáng nhƣ vậy. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải hành động. Đừng chờ đợi để đƣợc ngƣời ta nhận ra. Nếu bạn làm nghề tự do thì cũng tƣơng tự nhƣ vậy - không ai bất thình lình đề nghị trả cho bạn nhiều hơn - bạn phải năng động và chứng tỏ rằng bạn xứng đáng đƣợc nhận nhiều hơn.

Thứ ba, nếu bạn nghĩ rằng bạn luôn xứng đáng đƣợc nhƣ vậy, bạn sẽ không ngừng nghỉ, tham vọng, kiên trì tiến tới. Nếu bạn chấp nhận với những gì ngƣời khác đƣa ra và không bao giờ thắc mắc thì bạn sẽ tự mãn và buộc phải chấp nhận.

Đây không phải là cuốn sách giúp bạn nhận mức lƣơng cao hơn, nhƣng có một số thủ thuật:

• Không chấp nhận rằng bạn chỉ xứng đáng với đồng lƣơng ngƣời khác trả - đó luôn là điểm khởi đầu.

• Hiểu rõ bạn xứng đáng những gì và tại sao. Nếu bạn đã làm việc vất vả hơn, đạt đƣợc nhiều hơn, sản xuất nhiều hơn, thu đƣợc các kết quả khả quan hơn thì bạn đƣợc quyền nói nhƣ vậy và đòi hỏi đƣợc hƣởng xứng đáng.

• Đừng lèo nhèo chuyện tiền bạc - đƣa ra đòi hỏi về xe hơi, lƣơng, quyền nghỉ ngơi, trách nhiệm, môi trƣờng làm việc và không gian, nhân viên hay bất cứ thứ gì bạn muốn.

• Nếu bạn bị bác bỏ, hãy tìm ra nguyên nhân và bạn phải làm gì để nhận đƣợc những gì yêu cầu.

• Không bao giờ so sánh mình với bất kỳ ai - không ai giống bạn cả và không cần so sánh gì hết.

• Không sợ hãi nếu phải ra đi. Hãy ra đi nếu bạn không nhận đƣợc những gì mình muốn nhƣng đừng đóng kịch, sợ hãi hay nài ép. Họ sẽ bắt bài bạn và nếu bạn làm họ cáu tiết, họ sẽ không bao giờ tôn trọng bạn nữa.

QUY TẮC 79. KHÔNG ĐI THEO LỐI MÒN MÀ KẺ KHÁC ĐÃ ĐI

Tất nhiên, bạn có thể đi theo bất cứ con đƣờng nào bạn muốn. Nhƣng có lẽ bạn sẽ nhận đƣợc kết cục đúng nhƣ những ngƣời khác. Nếu đó là cái đích tốt đẹp, bạn sẽ phải chia sẻ rất nhiều. Còn nếu đó là cái đích tồi tệ, tại sao bạn phải đến đó?

Phải thật năng động tìm ra con đƣờng kiếm tiền xán lạn. Hãy nhìn những ngƣời kiếm ra tiền tài ba nhất, một trong những điểm chung của họ là khả năng đi trƣớc một bƣớc, khả năng suy nghĩ sáng tạo và độc đáo, đi tới những kế hoạch và ý tƣởng mà ngƣời khác không bao giờ nghĩ tới. Nhƣ vậy, không có nghĩa bạn phải trở thành kẻ táo bạo hay một con bạc. Nó chỉ có nghĩa là bạn phải suy nghĩ thật khác biệt. Nhƣng đó chính là vấn đề mà hầu hết mọi ngƣời đều mắc phải. Đi theo đám đông luôn mang lại cảm giác an toàn và nhàn hạ. Nếu thất bại, ở trong một đám đông sẽ mang lại cảm giác tập thể cùng chia sẻ đau thƣơng, hay đổ lỗi cho nhau. Nếu chỉ có một mình và thất bại, sẽ rất khó nuốt trôi cảm giác cay đắng.

Và điều ngƣợc lại cũng đúng. Nếu mọi chuyên ổn cả và bạn thuộc về số đông, các bạn có thể cùng nhau ăn mừng chia sẻ niềm vui. Thật giống nhƣ trận bóng đá. Đó là cảm giác tuyệt vời.

PHẦN IV. TIẾP TỤC GIÀU CÓ                   

QUY TẮC 80. MUA HÀNG VÌ CHẤT LƢỢNG

Bài học này tôi đƣợc chính ngƣời vợ tuyệt vời của mình dạy cho - vay nợ khi cần thiết. Khi chúng tôi gặp nhau, tôi là một ngƣời rất giỏi kiếm ra các món hời - kiểu nhƣ mua ở siêu thị hai con gà nhƣng chỉ phải trả tiền một con. Cô ấy thì ngƣợc lại, cô ấy mua ít hơn nhƣng mua gà rất ngon. Vì thế tôi sẽ nấu một con gà gầy nhom ốm yếu, uống loại rƣợu vang trắng rẻ tiền trong khi cô ấy sẽ mang ra tôm hùm và rƣợu sâm - panh. Bạn có thể hiểu tại sao tôi lại yêu cô ấy.                 

Mua sắm vì chất lƣợng nói lên rất nhiều điều về cách sống của bạn, cách bạn giới thiệu bản thân và doanh nghiệp của mình. Nó nói lên chất lƣợng với những ngƣời sẽ thay đổi cách cƣ xử với bạn. Nó cũng giúp bạn tiết kiệm tiền về lâu về dài - đồ rẻ tiền sẽ là lần tiết kiệm tiền không thành công.                   

QUY TẮC 81. KIỂM TRA CÁC PHẦN VĂN BẢN IN CHỮ NHỎ

Tôi có thể soạn cho bạn một hợp đồng cam kết chắc chắn trả lại tiền, không thể huỵ bỏ, đƣợc đảm bảo, không chơi chữ và thề bằng danh dự... hoặc những thứ nhƣ chịu trách nhiệm trƣớc toà án. Tôi đang bán gì ƣ? Chuyện đó không quan trọng. Phần văn bản in chữ nhỏ có thể sẽ khiến bạn trả một cái giá đắt. Vì vậy, hãy kiểm tra thật cẩn thận.

PHẦN VĂN BẢN IN CHỮ NHỎ CÓ THỂ SẼ KHIẾN BẠN PHẢI TRẢ GIÁ ĐẮT.

Ý tôi là gì khi nói: “Kiểm tra các phần chữ in nhỏ?” Thực ra bạn cần phải làm những gì? Có ba điều cơ bản:

• Kiểm tra rõ ràng xem nó có cản trở những thứ bạn muốn hay không.

• Kiểm tra xem có gì giấu giếm và làm sai lệch ý nghĩa cơ bản của hợp đồng đó không.

• Kiểm tra các điều khoản phạt - các điều khoản ghi rằng bạn sẽ bị phạt nếu chậm trễ hoặc không chi trả.

Nó cũng giống nhƣ việc kiểm tra phần ghi chú trên bao bì thực phẩm. Nếu không thích những gì trong đó thì bạn đừng mua. Nếu có bất cứ phần chú thích nào, phải thật chú ý. Nó ở đó chỉ với lý do duy nhất - ngáng chân bạn. Hãy tiến lên.

QUY TẮC 82. KHÔNG TIÊU TIỀN TRƢỚC KHI NẮM CHẮC NÓ TRONG TAY

Đây là bài học khó khăn với tôi. Tôi phải công nhận rằng đây là một trong những điều khó khăn nhất.

Tôi biết là mình nên:

• Lên chi phí chi tiêu cho hôm nay và nếu không có tiền, tôi sẽ không tiêu.

• Bỏ qua những món đồ tôi nghĩ hoặc biết là rồi sau này cần đến.

• Để dành một khoản để đóng thuế.

• Không vay mƣợn, không chi trội dƣới bất cứ hình thức nào.

Phần không hay của việc sử dụng các khoản thu nhập tƣơng lai là:

• Khoản thu đó có thể không trở thành hiện thực hoặc thấp hơn bạn nghĩ (đếm cua trong lỗ, mà trong lỗ lại chẳng có con cua nào...).

• Kế hoạch bong bóng có thể vỡ tung ở nơi nào đó.
• Nó khuyến khích các kế hoạch tài chính tuỳ tiện.
• Bất cứ thứ gì bạn mua sau này sẽ mất đi sự hấp dẫn hoặc bị mòn đi, bị vỡ...
• Bạn sẽ mất đi tính thực tế. Và nhƣ vậy, bạn sẽ chỉ tiêu quá tay dễ dàng

Tôi cho rằng mình cần kế hoạch bốn bƣớc:
1. Đặt câu hỏi liệu tôi có cần món đồ ngay hôm nay không hay có thể đợi mua sau. 

2. Đặt câu hỏi liệu rằng có đáng nhƣ vậy không.

3. Đặt câu hỏi về các rủi ro. Nếu hôm nay tôi cam kết sẽ thực hiện, điều gì sẽ xảy ra nếu tình hình thay đổi và tôi cần dùng khoản thu nhập trong tƣơng lai đó vào mục đích khác.                   

4. Đặt câu hỏi rằng nếu hôm nay tôi tiêu tiền, tôi có thể sẽ không có tiền chi cho những khoản thực sự cần thiết sắp tới.

QUY TẮC 83. ĐỂ DÀNH MỘT CHÚT CHO TUỔI GIÀ - KHÔNG, PHẢI DÀNH NHIỀU ĐẤY NHÉ!

Có rất nhiều lý do xác đáng để bạn dành tiền cho tuổi già:

• Bạn không thể dựa vào nhà nƣớc đƣợc nữa.

• Nếu không tiết kiệm cho bản thân, bạn sẽ có thể phải dựa vào lòng tốt của ngƣời lạ.

• Nếu không có kế hoạch nào cho tuổi già, bạn sẽ mất quyền kiểm soát với mức sống, sự tiện nghi thoải mái và tự do tài chính của mình.

• Sức khoẻ của bạn có thể kém đi và bạn cần tiền để chi trả các hoá đơn y tế.

• Khi đến tuổi già, bạn sẽ trở nên chậm chạp nên không thể làm việc vất vả, chăm chỉ nhƣ hiện tại.

• Bạn không muốn lúc nào cũng phải làm việc vất vả.

Vậy tại sao chúng ta vẫn không để dành cho tuổi già? Vâng, khi còn trẻ, rất khó để nhìn trƣớc thời điểm mình không còn trẻ nữa. Và chúng ta cũng chƣa bƣớc vào thời kỳ kiếm nhiều tiền nhất ở tuổi 50, do vậy đừng để dành nhiều làm gì.

Vì thế, nếu chúng ta dự định để dành gì đó, có lẽ sẽ cần đến vài lời chỉ dẫn:
• Không bao giờ quá muộn để bắt đầu, nhƣng càng làm sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

• Nếu đến khi 50 tuổi bạn vẫn chƣa để dành đƣợc gì nhiều thì hãy gộp tất cả tiền lại cho kế hoạch nghỉ hƣu của mình.

• Ổn định tình hình tài chính theo trật tự và hạn chế lãng phí tiêu xài thay vì cho vào kế hoạch.

• Nếu bạn không có lƣơng hƣu, phải đảm bảo rằng vẫn có khoản nào đó khi nghỉ hƣu/hoặc cho những năm tiếp theo đủ để bạn trông cậy.

• Luôn nghĩ đến cách có đƣợc mức lãi suất cao nhất.

QUY TẮC 84. ĐỂ DÀNH TIỀN CHO TRƢỜNG HỢP KHẨN CẤP/LÚC THIẾU THỐN - QUỶ DÀNH CHO NHỮNG VIỆC BẤT NGỜ

Cũng như việc tiết kiệm cho tuổi già, bạn sẽ luôn cần đến một khoản dành cho những tình huống bất ngờ. Dƣới đây là một vài tình huống.

• Tai nạn xe cộ hay liên quan đến công việc.

• Bệnh tật.

• Các rắc rối bất ngờ với luật pháp - nhƣ bị kiện hoặc bị bắt giữ trái phép.

• Tranh chấp về đất đai - thực sự là rất tốn kém.

• Những vấn đề với bọn trẻ: ma tuý, có thai ngoài ý muốn, xe cộ, bệnh tật, các vấn đề khi đi du lịch.

• Thiên tai - lũ lụt, động đất, sóng thần...
• Bất ngờ bị thất nghiệp hay công ty bất ngờ đóng cửa. • Nền kinh tế suy thoái.

Vậy nên để riêng ra bao nhiêu và nên để ở đâu? Thông minh nhất là để dành một khoản đủ để duy trì lối sống hiện tại của bạn trong vòng từ 3 đến 6 tháng mà không phải suy nghĩ đến tiền. Khoảng một nửa thu nhập hàng năm của bạn là ổn.

Vậy nên giữ tiền ở đâu? Hầu hết mọi ngƣời đều gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm - tất nhiên là lãi suất cao, nhƣng có thể lấy bất cứ lúc nào. Cá nhân tôi đã từng nhận thấy rằng những ngƣời giàu có và khôn ngoan vẫn thƣờng giữ tiền mặt trong những hộp an toàn phòng khi khẩn cấp. Luôn có tiền sẵn trong tay vào những lúc nguy khốn.

Bạn có thể chọn các chính sách bảo hiểm tầm cỡ để giải quyết vấn đề nảy sinh từ các trƣờng hợp khẩn cấp... Hoặc bạn có thể tích trữ một quỷ khẩn cấp với các tài khoản lƣu động (có thể rút ngay và dễ dàng). Nhƣng, nhƣ thƣờng lệ, hãy lấy lời khuyên chi tiết từ một chuyên gia tài chính thích hợp - không phải tôi.

QUY TẮC 85. BẠN ĐÃ TRẢ NHỮNG GÌ? LÀM SAO ĐỂ TÌM NHỮNG THỨ CHẤT LƢỢNG TỐT NHẤT

Những ngƣời giàu có khôn ngoan sẽ không vứt tiền qua cửa sổ chỉ vì họ có thể. Thay vào đó, họ:                       

• Có ít nhất ba bản chào giá cho một công việc và không bao giờ chấp nhận bản chào giá đầu tiên.

• Chọn lựa kỷ càng để chắc rằng không lãng phí tiền.

• Luôn cẩn trọng trong chi tiêu nếu họ phải làm việc vất vả mới kiếm đƣợc tiền. Họ không hề bủn xỉn, chỉ là cẩn trọng, biết lựa chọn và sáng suốt.

Chúng ta dễ tiêu sạch những gì đã kiếm đƣợc trong một năm chỉ trong có vài phút. Chúng ta phải thật thận trọng khi chi tiêu. Đừng từ chối bản thân bất kỳ thứ gì, nhƣng nên cẩn trọng một chút và đừng ném tiền vô ích qua cửa sổ.

Tôi nghĩ rằng chi tiêu khôn ngoan là điều bạn nên dạy bọn trẻ từ khi chúng còn nhỏ. Và với bạn, đã đến lúc khám phá niềm vui thích của bản thân khi nhận đƣợc giá trị trong mọi thứ bạn mua về. Hãy dùng mạng Internet để so sánh giá cả, lựa chọn kỷ lƣỡng món đồ của bạn.                       

QUY TẮC 86. KHÔNG BAO GIỜ MƯỢN TIỀN CỦA BẠN BÈ HOẶC GIA ĐÌNH (NHƯNG HỌ CÓ THỂ ĐẦU TƯ)

Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải làm cuộc điều tra nhanh xem bạn bè gia đình để làm gì - và bạn sẽ làm gì cho họ nữa. Bạn bè là để:

• Chăm sóc.
• Yêu thƣơng.
• Hỗ trợ.
• Ủng hộ. • Khuyên bảo.
• Dỗ dành, an ủi.
• Cùng chung vui.
• Chia sẻ.
Và không phải để: Vay mƣợn, ăn trộm, lừa dối.

QUY TẮC 87. KHÔNG TỪ BỎ ĐỒNG VỐN

Đây là quy tắc cho những ai đang điều hành một công ty, hoặc những ngƣời làm nghề tự do đang suy nghĩ về việc tạo dựng doanh nghiệp tự do. Về cơ bản, bạn không đƣợc cho đi bất cứ thứ gì thuộc sở hữu của mình hoặc công ty của mình.

Mục đích của bài tập này là để bảo vệ sự giàu có vì thế không đƣợc từ bỏ đồng vốn hoặc trả cho ai đó cổ phần trong công việc vất vả, thời gian và năng lƣợng của bạn. Tốt hơn là trả họ tiền mặt, dù có phải trả lãi.

Nếu bạn buộc phải chia vốn thì hãy đảm bảo rằng bạn sẽ trao đổi nó để lấy: • Các kỷ năng và sự sắc bén trong kinh doanh.
• Nắm quyền giám đốc.
• Bạn đƣợc quyền điều hành công ty theo ý mình.

• Số cổ phần cần thiết, vì vậy bạn không đƣợc cho đi quá nhiều.

• Thoả thuận mua lại, nhƣ thế bạn có cơ hội mua lại số vốn đó sau này khi đã giàu có.  

QUY TẮC 88. BIẾT LÚC NÀO NÊN DỪNG LẠI

• Dành thời gian cho gia đình. 

• Hƣởng thụ cuộc sống.
• Vui vẻ.
• Đi du lịch.                       

• Cân bằng giữa công việc/cuộc sống.   

• Dành thời gian để truyền đạt những gì bạn đã học cho ngƣời khác.

Tất nhiên, bạn vẫn có thể làm tất cả những việc đó mà không cần từ bỏ ý định làm giàu. Nhƣng có lẽ đó là điểm tập trung để dừng lại. Luôn nỗ lực làm giàu là rất tốt. Nhƣng một khi đã đạt đƣợc, bạn nên trở lại với gia đình.                                                               

PHẦN V. CHIA SẺ SỰ GIÀU CÓ

Tôi không nói về những điều không tƣởng ở đây. Tôi sẽ nói về chia sẻ bởi chia sẻ là một điều tốt đẹp. Nó không mua cho bạn tấm vé lên thiên đƣờng nhƣng nó sẽ giúp đƣợc ngƣời khác. Tôi biết bạn đã làm việc vất vả, cật lực, mất ngủ hàng đêm để có đƣợc những gì ngày hôm nay. Vậy tại sao bạn lại phải cho những kẻ lƣời biếng hoặc thiếu tập trung. Nhƣng tôi muốn nói đến những ngƣời kém may mắn, ốm yếu, nghèo túng và những ngƣời xứng đáng. Tôi nghĩ rằng mỗi đồng tiền bạn cho đi, hoặc chia sẻ với ngƣời khác không chỉ giúp bạn làm giàu - bạn đã làm giá trị của nó tăng gấp đôi. Không hẳn bằng đƣờng tiền bạc mà theo nhiều cách khác.

 QUY TẮC 89. SỬ DỤNG THÔNG MINH SỰ GIÀU CÓ CỦA BẠN                       

• Một nơi ổn định để nuôi dạy bọn trẻ; Một vụ đầu tƣ chắc chắn miễn là cơn sốt nhà đất vẫn tiếp tục; Một nơi tuyệt vời để sinh sống vì yên bình, tĩnh lặng, không bị ô nhiễm nhƣ các thành phố; Một nơi thân thiện để bọn trẻ lớn lên với sự quan tâm của những ngƣời hàng xóm.

Tôi thấy rằng những ngƣời điều khiển sự giàu có của họ thông minh và chia sẻ nó thƣờng là những ngƣời quý trọng thời gian và kiếm lại tiền nhanh hơn hẳn những ngƣời lãng phí, nuông chiều bản thân. 

• Tại sao chúng ta lại đặt sự giàu có lên hàng đầu?
• Thế nào là tận dụng sự giàu có?
• Mục đích lâu dài của chúng ta là gì và chúng ta mong đợi gì ở sự giàu có?
• Sự giàu có mang lại gì cho chúng ta?
• Bạn muốn một thế giới nhƣ thế nào?
• Chúng ta muốn bản thân và sự giàu có của mình đƣợc nhìn nhận nhƣ thế nào? • Ngƣời khác nói gì sau lƣng chúng ta?
• Chúng ta có thể để lại những gì?

QUY TẮC 90. KHÔNG BAO GIỜ CHO BẠN BÈ HOẶC GIA ĐÌNH VAY TIỀN TRỪ KHI BẠN CHẤP NHẬN MẤT SỐ TIỀN ĐÓ

Bạn sẵn sàng chia sẻ sự giàu có với gia đình và bạn bè không? Có chứ, nhƣng nếu bạn vẫn còn đủ tỉnh táo, tôi thực sự mong bạn đừng cho ai vay tiền hết trừ khi bạn chấp nhận bị mất. Đó là khi họ không trả lại bạn - và tôi cƣợc là họ sẽ chẳng trả đâu - bạn vẫn cảm thấy ổn thôi. Nếu bạn hy vọng họ trả lại cho mình mà họ không làm vậy, tƣởng tƣợng xem bạn sẽ bị tổn thƣơng và thất vọng đến thế nào?

Tôi biết. Tôi có mấy cậu con trai. Nhƣng tiền tôi làm ra là để cho chúng, cũng nhƣ cho chính bản thân tôi vậy. Khi chúng hỏi vay tiền, tôi liền đƣa cho chúng. Đôi khi chúng cũng trả lại và tôi thấy ngạc nhiên và vui sƣớng. Nhƣng cũng có khi chúng không trả lại, tôi chấp nhận mất và vẫn cảm thấy ổn. (Tôi thực sự mong rằng chúng không đọc đoạn này, nếu không tôi sẽ bị cô lập trong chính ngôi nhà của mình mất.)

Tôi đánh giá cao họ và mối quan hệ của họ với tôi, tôi không muốn cãi nhau với họ chỉ vì một thứ gì đó không hay nhƣ tiền bạc trong khi còn bao nhiêu chuyện quan trọng hơn thế.

QUY TẮC 91. LỰA CHỌN HÌNH THỨC CHO VAY

QUY TẮC 92. BẠN THỰC SỰ, THỰC SỰ KHÔNG THỂ MANG TIỀN THEO

Bạn thực sự không thể mang tiền theo và cũng không thể mua bất cứ thứ gì khi qua đời - không tấm vé nào để đến thiên đƣờng, không đƣợc xá tội, không có tấm thẻ môn bài để thoát khỏi địa ngục. Khi bạn qua đời, bạn sẽ đi một mình, tay trắng, cũng đúng nhƣ khi bạn sinh ra. Vì vậy tất cả nỗ lực đó đều là vô ích. Trừ khi bạn dùng tiền làm những việc có ích và đủ khả năng để làm vậy.

QUY TẮC 93. BIẾT KHI NÀO/LÀM SAO ĐỂ NÓI KHÔNG VÀ CÓ

Giờ đây bạn đã có chút tài sản và có những ngƣời coi bạn là:

• Một mục tiêu - món hời; Ngƣời nợ họ cái gì đó - dù gì đi nữa, họ cũng quen biết bạn đã lâu rồi...; Một cơ hội đáng để nắm lấy - bạn không bao giờ biết; Một nguồn cho vay với lãi suất thấp hoặc để nhận quà miễn phí - và dễ dàng hơn nhiều so với việc chuẩn bị kế hoạch kinh doanh hợp lý và đi đến ngân hàng.

• Đảm bảo rằng bạn hiểu chính xác ngƣời ta đang yêu cầu gì - vì vậy hỏi các cố vấn luôn là một ý kiến hay.

• Thực hiện một chính sách khép cửa để tránh bị tràn ngập những lời xin xỏ.

• Luôn nói “không” thật dứt khoát. Không đƣợc nói “có lẽ” hay “chúng tôi sẽ xem xét” hay “Tôi sẽ suy nghĩ thêm”.

• Không cho ai quấy rầy mình. Luôn quyết đoán.

• Ngăn chặn họ ngay từ đầu - nói thật đơn giản “Tôi nghĩ là bạn chƣa đƣợc phép của tôi” trƣớc khi họ bắt đầu.   

QUY TẮC 94. TÌM CÁCH ĐỂ CHO NGƢỜI KHÁC TIỀN MÀ KHÔNG KHIẾN HỌ CÓ CẢM GIÁC MẮC NỢ

Tôi thích quy tắc này. Sẽ là một thách thức khi cho tiền những ai:

• Không hề đòi hỏi.
• Đang cần tiền.
• Đáng đƣợc nhƣ vậy.

• Biết cách sử dụng tiền thông minh/thiết thực.

Có rất nhiều mánh khoé giúp bạn cho tiền ngƣời khác mà không làm họ cảm thấy hổ thẹn và bối rối:

QUY TẮC 95. HÃY DẠY CHO BỌN TRẺ HIỂU ĐƢỢC GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN 

Tốt hơn hết bạn đừng nuông chiều bọn trẻ thái quá, bắt chúng phải học giá trị của đồng tiền, khiến chúng phải biết tôn trọng đồng tiền. Và việc bạn giàu không có nghĩa là chúng không bao giờ trắng tay. Một khoản chi tiêu hàng tháng luôn là ý hay bởi vì chúng sẽ phải chi tiêu trong chừng mực. Chúng sẽ học được cách tính toán chi tiêu, chắt bóp và tiết kiệm vào mỗi cuối tháng. Học cách cân đối thu chi rất tốt cho chúng.

 Bạn cũng có thể để riêng ra một khoản lớn để chúng mua nhà, kinh doanh, mua những chiếc xe hơi thật đẹp. Nếu bạn quản lý khoản này, bọn trẻ sẽ không thể tiêu xài hoang phí. Chúng chỉ có thể chi các khoản hợp lý để còn báo lại với bạn chi tiết. Và tất nhiên là bạn phải lập một quỷ uỵ thác khi bạn hết trách nhiệm. Tất nhiên bạn cho phép chúng có những quỷ nhƣ vậy khi đã đủ tuổi trƣởng thành để hƣởng thụ đồng tiền mà không bị chệch hƣớng khỏi quỷ đạo học hành.                       

Bạn đừng bao giờ nói với các con của mình rằng khi đến tuổi 25 chúng sẽ nhận đƣợc một khoản lớn hay bất cứ quyết định nào của bạn. Không có gì dễ làm nhụt chí một đứa trẻ hơn suy nghĩ rằng chúng sẽ có nhiều tiền.

QUY TẮC 96. BIẾT CÁCH CHỌN CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN

QUY TẮC 97. TỰ MÌNH TIÊU TIỀN BỞI VÌ KHÔNG AI CÓ THỂ CHI TIÊU THÔNG MINH HƠN BẠN

Tôi đã từng chú ý rằng những ngƣời giàu có và thành đạt không bao giờ sang tay bất cứ thứ gì; họ luôn chú ý tới từng chi tiết, mọi lúc.

Tất nhiên là anh bạn tôi có thể trả tiền nhƣng đồng thời anh ta:

• Bị móc túi hết lần này đến lần khác, không tận dụng đƣợc giá trị đồng tiền, dần dần mất đi quyền kiểm soát những vấn đề tài chính của mình, cấp dƣới và các công ty dịch vụ anh ta thuê sẽ mang anh ta ra làm trò cƣời vì nhiều tiền mà ít trí khôn.

Bạn phải giành lại quyền kiểm soát việc chi tiêu của mình nếu muốn giành lại quyền kiểm soát tài chính - và chân giá trị của mình. Không giao cho ai thẻ tín dụng của bạn. Không cho ai cái quyền ký vào séc cá nhân của bạn. Không nhờ đến những ngƣời mua sắm hộ. Lập ra những ngân sách thích hợp. Kiểm tra phần chữ in nhỏ. Kiểm tra mọi thứ. Đặt câu hỏi trƣớc mọi tình huống. Luôn đứng đầu. Luôn giữ quyền kiểm soát. Và nếu bạn muốn nhận lời khuyên của tôi - không chung tài khoản. Không cần phải làm vậy vào thời đại này.

QUY TẮC 98. NHẬN TRÁCH NHIỆM TRƢỚC KHI NHẬN LỜI KHUYÊN

Đây là nguyên tắc tiếp theo nguyên tắc trƣớc. Nếu nhận lời khuyên thì trƣớc hết bạn phải biết:

• Bạn muốn nhận đƣợc gì?

 • Tại sao bạn lại hỏi?

• Vị trí chính xác của bạn - nếu bạn không biết thì làm sao ngƣời ta có thể cho bạn lời khuyên?

• Bạn muốn chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
• Họ sẽ đóng vai trò gì trong đó?
• Bạn phải làm gì nếu những lời khuyên của họ là sai lầm/lỗi thời/gây hại?
• Bạn sẽ cần thêm những lời khuyên nào? Và trƣớc khi bạn làm bất cứ điều nào trên đây thì bạn cần nhận lấy trách nhiệm. 

Bình luận
* Các email sẽ không được công bố trên trang web.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING