1. Chuyện ở Trung Đông
Ở Trung Đông, hầu hết các nước đều nằm trên mỏ dầu, bây giờ họ đầu tư cho con cái nhiều lắm. Điển hình là họ luôn dẫn đầu về số du học sinh du học tại Mỹ và Châu Âu. Các sân bay Dubai, Doha không ngừng được mở rộng. Nhân viên chủ yếu là người nước ngoài. Trẻ em ở đây được dạy để trở thành ông chủ. Mình làm ở nước phát triển lương bổng cao hơn ở nhà, mang tiền về nhà tha hồ tiêu :) Giỡn chứ các bạn trẻ nên đầu tư vào tài sản của mình đi. Có bốn loại tài sản: vốn sống, nhân cách, thể lực và trí lực. Còn lại tất cả đều là phương tiện. Bằng cấp cũng là phương tiện, chỉ có người xin việc mới lôi ra thôi, chứ ông chủ nhiều khi quên mất có nó. Nhà cửa, xe cộ, điện thoại ... cũng chỉ là phương tiện. Tiền bạc là phương tiện đa năng nhất :)
2. Chuyện thằng Quân
Chỗ mình ở phải sạch sẽ, tinh tươm, mình hưởng chứ ai hưởng. Thể loại làm biếng, nhà trọ không lau thì có cho biệt thự nó cũng chẳng lau. Tối nào không gặp khách thì tự nấu ăn, đi tập thể dục, chạy bộ đến trung tâm thể hình, xong về ngồi học bài, học anh văn hay đọc sách đến khuya, chỉ chơi với bạn bè vào thứ 7 hay chủ nhật. Thời gian còn lại đầu tư cho trí tuệ và sức khoẻ.
Bảy câu hỏi một người trẻ nên suy nghĩ:
- The mission of life. Lớn lên muốn trở thành ông chủ một quán bánh bèo, hay nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị, giáo viên hay đơn thuần là một người đàn ông có một gia đình bé nhỏ, hay ông này, bà kia ...
3. Một đời xớ rớ
Để nhận biết một người có tài hay bất tài chỉ cần nhìn chúng trong đám đông, ví dụ như trong việc chuẩn bị một bữa tiệc. Những đứa xớ rớ, bất tài chỉ ngồi một chỗ hay ôm điện thoại đến giờ ăn thì ra ăn. Những người có tài sẽ tìm được việc để làm và luôn bận rộn. Những đứa xớ rớ như vậy đến chỗ làm cũng vậy, chúng chỉ làm những gì được sai bảo. Không bao giờ chịu nghĩ ra cái gì tốt hơn hiệu quả hơn để làm. Đám xớ rớ cứ làm sai vặt viên miết vì tuổi trẻ không có khát vọng. Mình thấy thanh niên trẻ mà xớ rớ thì đừng có trọng dụng.
4. Một lá thư từ quảng bình
Câu quyết tâm sắt đá alf phải trở thành cây tùng, cây bách chứ không phải là dây leo tầm gửi. Nếu thượng đế có cho ta lại một cuộc đời, chúng ta nên thiết lập mục tiêu sớm hơn. Và bất cứ lứa tuổi nào thì sự thức tỉnh cũng đều không muộn.
Hãy ra trung tâm để học tiếng anh, mua sách về đọc hay lên thư viện đọc sách, đến trung tâm thể hình để rèn luyện cơ thể, ghi danh tập võ, tập khiêu vũ, thể thao, bơi lội... Trên facebook của bạn bè chảng có gì mới đâu, mấy trang tin tức cũng vậy. Online mỗi ngày 30 phút là đủ.
Sức mạnh chỉ có từ nội lực và tinh thần. Con gà trong quả trứng sẽ tự cựa mình, mổ cái vỏ, rùng mình trút lớp vỏ và đứng dậy. Nếu ai đó óc lớp vỏ ra và giúp nó nó sẽ chết. Cuộc đời cũng vậy, không ai làm giùm cho đâu, không ai có thể giúp mình thành đạt được. Mình muốn thành đạt thì mình phải tự quyết.
Chúng ta có quỹ thừoi gian ít ỏi để xây dưungj nền móng cho ngôi nhà của mình . Thành cao ốc chọc trời hay nhà tranh xiêu vẹo thì tuỳ thuộc vào bạn hôm nay. Nếu để tới ngày mai, bạn phí mất một ngày vô nghĩ, và có khi không bao giờ làm được cái gì cả. Người thất bại hay có câu cửa miêng: "thôi từ từ, để mai"
5. Một lá thư từ cà mau
Con có quyền chọn sự thanh cao. Mình làm đúng lương tâm thì ăn ngon ngủ yên, đời vậy chẳng sướng hay sao.
NGười ta chọn cách sống thế nào thì kệ người ta, họ muốn được người khác tôn trọng thì họ sống tử tế. Họ muốn được yêu thương thì họ phải cho đi. Họ muốn bị coi thường khinh khi thì họ sống kiểu chụp giật, Mình thanh cao thì mình sướng cái tâm, đẳng cấp nhìn xuống họ vì mình trên họ một level.
6. Chuyện lẩu cá kèo
Trung thực thiết thà không có thua thiệt đâu, chỉ là bất lợi trong một giai đoạn ngắn thôi. Về lâu dài, thói quen trung thực giúp mình nhiều thứ, đặc biệt là lòng tin và tình cảm của người khác. Người ta tin và thương thì làm gì cũng dễ. Nói dối phải kèm theo trí nhớ siêu việt vì phải nhớ hết tất cả những gì mình nói thì nó mới khớp. Chi cho mệt vậy, dành trí nhớ ấy cho những việc khác như học ngoại ngữ, đọc những áng văn hay, bản nhạc tuyệt vời, cho công việc chuyên môn có phải hơn không. Mình ma lanh mưu mẹo làm gì lại người ta mà bày đặt.
7. Tư duy tích cực
Có nhiều giải pháp để chống lại sự đơn điệu lặp đi lặp lại hàng ngày của mình như cắt tóc, làm đầu, vận động thể dục thể thao, học bóng bàn, cầu lông, khiêu vũ, võ ... cứ đóng tiền trước rồi tiếc tiền thì phải đi. Tập luyện để sống lâu chút, để xem đời thú vị như thế nào. Và phải tập tính vị tha, cao thượng. Chuyện cũ mà buồn thì không nhắc lại. Để đầu óc vui vẻ và an nhiên.
8. Chuyện hai bán cầu não bộ
Người thành công là người phát triển cả hai bán cầu não. Tư duy logic, hợp lý, sắp xếp tính toán. Ăn nói sắc sảo lưu loát, nói hay viết hay, có tình có nghĩa, đàng hoàng tử tế trong nhân cách. Não trái: kho chứa kiến thức, não phải là tư duy tưởng tượng. Tay trái ngược với não.
Cả ngày ngồi ngây ngô, không làm gì cả, không học hành gì. Chỉ ngồi ngắm đồ uống và say đắm trong điện thoại hoặc thở dài thườn thượt. Mấy chục năm trên cõi đời, không trồng cho trái đất dù một cây xanh, không tạo cho xã hội bất cứ một đồng tiền nào nhưng ăn cảu xã hội ngày 3 bữa. Hai bán cầu não và cái cơ thể to đùng ấy suốt ngày chi xoay quanh việc xử lý bốn cái tứ khoái: ăn, ngủ, x, y Rồi hết đời người.
9. Học giùm tôi cái
Học sinh bây giờ khổ lắm, 18 tuổi không biết mình thích ngành gì đâu. Không đứa nào biết được thế manh, chỉ biết giải toán, lí ào ào vậy thôi chứ không hiểu bản chất của việc tính số...
Dù gì thì các bạn cũng phải học nhé. Không đuowjc nghe lừoi ai đó mà bỏ học nửa chùng. Học có học vấn có bằng cấp vẫn hơn.
Chọn trường học: không quan trọng trường top trên hay dưới, quan trọng là mình học được gì: tiếng anh, kỹ năng mềm, tư duuy tốt, có văn hoá đọc, khẻo mạnh, nhiều năng lượng, tính tình dễ thương trung thực, tử tế đều có việc làm ngon như các bạn từng mơ ước.
10. Hành trình tuổi 20
Chuẩn bị hành trang như sau:
- hộ chiếu
- Sức khoẻ
- Ngoại ngữ
- Thẻ visa
- Công trình khoa học, nghiên cứu
- Các chương trình từ thiện, volunteer ...
11. Thiết kế cuộc đời
Có những người 60 tuổi vẫn lay hoay tìm lẽ sống
có những con người, nhắm mắt xuôi tay khi ước mơ vẫn còn dang dở
Có nhưungx con ngừơi một ngày sống là một ngày vui. Buổi tối, trước khi đi ngủ nhìn lại một ngày họ mỉm cười và giấc ngủ đến với họ thật bình yên, Sáng dậy, họ tung chăn và mửo của sổ hít gió trời, họ lại tràn đầy năng lượng cho một ngày mới. Cái gì khiến họ tràn đầy niềm vui như vậy.
1. Đời người, mình phải có sứ mạng cả cuộc đời. Mình sinh ra trên đời này và rồi khi chết đi điều gì khiến mình hạnh phúc nhất khi đạt đươc, Đó chính là sứ mạng.
Các bạn trẻ nên chọn mission của mình càng sướm càng tốt, không vội vã để chọn nhầm, không có chuyện mission ngày hôm nay thế này, ngày mai thế khác. Cuộc đời có bao nhiêu là ngã ba, ngã tư buộc mình phải rẽ trái, rẽ phải. Căng thảng lắm, tư duy thông thường là mình cứ thấy đường nào thông thoáng hưn, hào nhoáng hơn và nhanh hơn thì mình đi, sau đấy mới thấy sai đường. Quay lại cũng được nhưng tốn thời gian. Có con đường là ngõ cụt, vực thẳm. Cũng có lúc chẳng có đường lui, cứ pahir chịu đựng, cả đời đến lúc nhắm mắt cũng chẳng thấy có một ngày vui.
Các bạn học sinh lớn lên trong tình thương "mù quáng á châu" của ông bà anh chị. Họ không cho làm việc nhà, không cho nấu cơm giặt giũ chỉ bắt học thành tài. Họ không cho tham gia hoạt động xã hội nào, không để bạn chịu bất cứ một vấp ngã, cú lừa nào, một lỗi lầm nào được hằn lên nếp nhăn cảu sựu trải nghiệm. Sau 18 tuổi, hộ tiếp tục tài trợ nhà cửa, không cho thách thức hay áp lực nào để các bạn chiến đấu, mãi mãi sống như cây tầm gửi. Muốn có mission, dưới 18 tuổi hãy tự mình làm mọi thứ cá nhân cảu mình. Sau 18 tuổi hãy tự kiếm sống, ắt tìm ra mission.
Khi đã xác định được mission rồi thì lên kế hoạch thực hiện nó. Đặt ra mục tiêu nagwns hạn và mục tiêu dài hạn...
12. Các câu hỏi mà học sinh Nhật hay thảo luận và nhà tuyển dụng hay sử dụng để hỏi:
(1) Bạn đã bao giừo ăn cắp hay nói dối? hãy ví dụ về một việc nói dối mà bạn cảm thấy xấu hổ.
(2) Nếu ra nước ngoài bạn sẽ làm gì để người nuuwocs bạn được tôn trọng?
(3) lòng nhân ái là gì? vì sao phải giúp đỡ người già, phụ nữ và người tàn tật? vì sao phải hỗ trợ giúp đỡ các quốc gia nghèo hơn chúng ta?
(4) tính kỷ luật sẽ hạn chế thiệt hại do bất cẩn, đúng hay sai? Bạn sẽ làm gì để cso tính kỷ luật.
(5) Vì sao cá nhân kỷ luật đều thành coong> Dân tộc trọng kỷ luật đều thịnh vượng?
(6) Vì sao phải xếp hàng và tuân theo trậ tự xã hội.
(7) Vì sao phải nói nhỏ nơi công cộng? Vì sao phải có đầu óc quan sát để hoà mình vào đám đông.
(8) Sau một ngày, tổng kết lại bạn đã làm gì có ích cho xã hội, cho bạn trước khi đi ngủ?
(9) Vì sao phải tiết kiệm, chỉ mua nhưungx gì mình cần và ưu tiên hàng trong nước
(10) Vì sao phải tập luyện thể dục, bạn dnahf bao nhiêu phút mỗi ngày để tập luyện thể thao?
(11) Vì sao phải đọc sách? Bạn có thói quen đọc sách hay không?
(12) Bạn sinh ra để làm gì? Bạn đóng góp gì cho xã hội. tại sao bạn lành lặn chân tay và đầu óc không làm việc
(13) Bạn có dám từ chối một đề nghị bạn cho là xấu
(14) Bạn nghĩ gì về tính cao thượng cảu một con người? Một ví dụ của người xung quanh mà bạn cho là cao thượng
(15) Bạn có bao giờ tiểu nhân chưa? Làm sao để thoát ra khỏi tư tưởng tiểu nhân này
(16) Tính tham lam và ích kỷ: Bạn nêu một ví dụ về một người nào đó xung quanh bạn mà bạn cho là tham lam và ích kỷ
(17) Tiểu nông, hẹp hòi: Bạn đã từng tiểu nông, hẹp hòi với người kahcs chưa
(18) Dũng cảm và chịu trách nhiệm: dám làm dám chịu. Bạn đã bao giờ hèn nhát không dám nhận trách nhiệm về mình chưa?
(19) Tính quảng đại và tha thứ: Vì sao con người thông minh cần tha thứ lỗi lầm của người khác lần đầu tiên. nếu họ lặp lại thì có tha thứ nữa không> vì sao phải cắt quan hệ với người mắc lỗi lầm lần thứ 3.
(20) Tình bảo thủ kiềm hãm sự phát triển của bản thân như thế nào? vì sao chúng ta bảo thủ? Cái tôi cá nhân chủ nghĩa là gì?
(21) Tính sáng tạo và ham học hỏi: Vì sao châu Á luôn đi sau người phương tây về công nghệ? bạn làm gì để có tính sáng tạo? Bạn đã từng sáng tạo ra cái gì?
(22) Tính cầu thị và sửa sai. Vì sao mình lại giãy nảy lên khi người khác chỉ ra điểm sai cảu mình. Mình đã từng như vậy chưa? và sửa đổi như thế nào?
(23) Đức hy sinh vì nguồi khác. Vì sao chúng ta sẵn sàng hy sinh vì người khác? Người nào đáng để chúng ta hy sinh.
(24) Thói quen chỉ trích và phàn nàn.
(25) Thói đố kỵ, ghen tỵ và hệ quả
(26) Giá trị thực sự ở con người là gì? Bạn đánh giá một một con người qua cái gì? tiền bạc, danh vọng, bằng cấp, chức vụ, đạo đức, trí tuệ, văn minh, sụ chia sẻ?
(27) Liệt kê các hành vi chúng ta không được thưucj hiện nơi công cộng
(28) Tính sĩ diện là gì? Tính sĩ diện sẽ dẫn tới nói dối đúng hay sai? Vì sao châu á hay có tính sĩ diện cao?
(29) Trong thất bại tập thể, bạn là thành viên trong đó, bạn quy trách nhiệm cho một ai đó hay bạn nghĩ bạn có trách nhiệm cảu mình trong đó.
(30) Một dân tộc đói nghèo là do mỗi công dân không có lòng tự trọng. đúng hay sai ?
13. Chủ nghĩa hoàn hảo của người Đức
Người đức theo chủ nghĩa hoàn hảo.ở trường giáo viên Đức tỉ mỉ chỉ cho sinh viên từng tí một về dấu chấm, dấu phẩy để tạo thành thói quen. Bắt đầu chủ nghĩa hoàn hảo với bản thân: sạch sẽ, thơm tho cho trí tuệ thể lực không thể ngon hơn, trong vòng 1m quanh mình giữ cho mọi thứ gọn gàng, sách sẽ, rồi bắt đầu mửo rộng bán kính hơn.
14. Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt
Quay cóp chính là lừa gạt.
Ánh mắt đẹp không nên len lén, bàn tay xinh không nên thụt thò.
15.