Mâm cỗ ngày tết chứa đựng trong đó nét đặc trưng văn hóa dân tộc Việt. Mỗi miền ở Việt Nam sẽ có các món ăn khác nhau thể hiện văn hóa truyền thống của từng vùng miền.
Miền Bắc Việt Nam, trên mâm cỗ sẽ bao gồm những món ăn truyền thống như: Bánh trưng vuông, xôi đỗ hay xôi gấc, gà luộc, nem rán, giò lụa (giò bò hoặc giò lợn), giò mỡ, thịt đông, canh măng với chân giò, canh miến, đĩa rau luộc (hoặc canh mọc với đĩa rau xào, hoặc miến xào), hành muối.
Khi còn nhỏ tôi chỉ thấy năm nào mẹ cũng chuẩn sẵn những món như vậy mà chẳng bao giờ nghĩ ngợi gì. Bây giờ COVID-19, ở một nơi thật xa nhà, không bận rộn dọn dẹp hay chuẩn bị hoa, quả, món ăn, ngồi suy ngẫm mới thấy các món ăn đó đều có lí do của nó.
Ngày tết, mọi người mặc quần áo đẹp đi đến nhà người thân, bạn bè, hàng xóm chúc tết. Khi đến nhà, chủ nhà sẽ mang bánh kẹo, mứt, hạt dưa, hạt hướng dương và rượu ra mời. Mỗi khi khách đến nhà, mẹ tôi đều mời họ ngồi vào mâm để ăn cơm. Mẹ bảo, ngày tết, ai cũng ăn và uống rất nhiều nhưng không có cơm, không có tinh bột nên vẫn không thực sự no. Mời được ai cầm đũa ăn cơm là mẹ mừng lắm, mẹ bảo họ quý mình, họ nể họ mới ở lại ăn đấy. Khi nói dứt lời mời là mâm cơm đã sẵn sàng rồi, nếu không nhanh là họ sẽ chào về và đi nhà người khác. Nên các món ăn ngày tết chủ yếu là những món ăn đã chuẩn bị sẵn, để được vài ngày mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng cũng như mùi vị, khi chuẩn bị lên mâm chỉ cần vài phút là đồ ăn sẵn sàng lên mâm. Mẫm cỗ vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, lưu giữ hồn cốt, bản sắc riêng của tết miền Bắc.
1. Bánh chưng: Bánh chưng có nhân đậu xanh, thịt mỡ được bọc bên ngoài là lớp lá dong cùng dây lạt. Bánh có hình vuông vức tượng trưng cho đất cũng như nền nông nghiệp lâu đời của nước Việt Nam, đây là món ăn mang quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt. Một số vùng miền thay vì bành trưng vuông, họ làm bành trưng dài, bánh tét ...
2. Dưa hành: Ngày tết ăn nhiều đồ nếp và thịt nên dễ ngán. Ăn nhiều bánh kẹo đồ ngọt dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, trên mâm cỗ tết luôn có đĩa dưa hành. Dưa hành chua chua, giòn giòn thích hợp ăn với bánh chưng và thịt, giảm độ ngán của đồ mỡ.
3. Thịt đông: Tiết trời se lạnh như Vancouver tháng 2 giống như tiết trời dịp tết ở miền Bắc Việt Nam. Cái lạnh làm những người con xứ bắc nhớ hương vị của món thịt nấu đông. Chân giò lợn, thịt mông lợn, thịt gà được ninh nhừ, thêm mộc nhĩ giòn giòn, nấm hương và cà rốt, nấu chín. Thịt được đưa ra từng bát nhỏ xinh xinh, sau vài giờ thịt sẽ tự đông lại.
4. Xôi gấc: Màu đỏ tươi của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui đầu năm mới.
5. Thịt gà luộc
6. Nem rán:
7. Canh măng ninh chân giò lợn
8. Canh mọc nấm hương
9. Rau xào
10. Canh miến