Nguồn tham khảo:

Tiếng Việt https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-m%E1%BB%99t-C%C3%B4ng-vi%E1%BB%87c-Kinh-doanh-nh%E1%BB%8F 

Tiếng Anh: https://www.wikihow.com/Start-a-Small-Business 

Nội dung:

1. Xây dựng Điều cơ bản:

Xác định mục tiêu của bạn

- Xây dựng công ty để bán 

-  Xây dựng công ty nhỏ và bền vững,kiếm thu nhập ổn định

Chọn một ý tưởng

Sản phẩm hay dịch vụ bạn cảm thấy cần thiết cho mọi người hoặc phát minh mới mà khách hàng cũng không biết là họ cần

- Cân nhắc tài năng, kinh nghiệm và hiểu biết của bạn khi chọn ý tưởng:  để đáp ứng một số nhu cầu nhất định của thị trường. Kết hợp kỹ năng và kiến thức với nhu cầu thị trường sẽ tăng tỷ lệ thành công.

Nghĩ ra một cái tên

 Tạo ra một cái tên cho ý tưởng kinh doanh mà bạn có thể sử dụng tạm thời và đừng ngần ngại thay đổi nó sau này. Kiểm tra xem tên có đang được sử dụng bởi người khác trước khi lựa chọn (tạo ra một cái tên đơn giản và dễ nhớ).


Xác định đội hình 

Ai sẽ làm việc cùng bạn? Suy nghĩ về điểm yếu của bản thân hoặc những lĩnh vực mà bạn không có nhiều kiến thức. Tìm kiếm đối tác phù hợp với tính cách của bạn, những người có thể bù khuyết thiếu sót về kiến thức hoặc kỹ năng của bạn.

2. Lập Kế hoạch Kinh doanh

Viết kế hoạch kinh doanh

Tổng hợp ý nghĩa công việc kinh doanh của bạn trong một trang giấy. Nó tạo ra bản phác thảo chung cho nhà đầu tư, ngân hàng và các bên khác sử dụng để quyết định họ có thể giúp bạn tốt nhất như thế nào và quyết định dự án của bạn có ổn hay không?

Viết bản mô tả kinh doanh

Mô tả hoạt động kinh doanh của bạn cụ thể hơn và mô tả làm sao để nó phù hợp với thị trường. 

Mô tả sản phẩm của bạn, các đặc điểm nổi bật của nó, và tại sao khách hàng lại cần nó. 

  • Ai là khách hàng tiềm năng? họ là ai và họ muốn gì để xây dựng được chiến lược tiếp thị.
  • Đâu là mức giá khách hàng sẵn lòng chi trả cho sản phẩm và dịch vụ của bạn?
  • Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn? Hãy làm một bản phân tích cạnh tranh để nhận diện được đối thủ chính. Hãy tìm xem ai đang làm giống như bạn và họ thành công như thế nào. Việc tìm hiểu nguyên nhân thất bại và yếu tố làm cho công việc kinh doanh của họ thất bại cũng rất quan trọng.


Viết kế hoạch hoạt động

Mô tả việc bạn sản xuất hay phân phối sản phẩm dịch vụ như thế nào và các chi phí phát sinh.

  • Bạn sẽ tạo sản phẩm hay dịch vụ như thế nào? Hãy xây dựng quy trình chi tiết từng bước để thực hiện sản phẩm hay dịch vụ đó. Bạn có cần tuyển thêm người không? hay hợp tác với đon vị nào không?
  • Ai sẽ dẫn dắt và ai sẽ tuân theo? Xác định tổ chức từ nhân viên lễ tân cho đến giám đốc điều hành CEO và vai trò của mỗi bên gồm cả chức năng và chính sách đãi ngộ. 
  • Đón nhận phản hồi. Bạn bè và gia đình chính là các nguồn tuyệt vời để bạn đặt câu hỏi và nhận thông tin phản hồi. 
  • Nhu cầu tăng kích thước cơ sở kinh doanh của bạn? Hãy nghĩ đến thuê mặt bằng kho bãi nếu cần thiết.

Lập kế hoạch tiếp thị

Mô tả làm thế nào để bán sản phẩm/dịch vụ. Cách thức bạn sẽ sử dụng để quảng bá sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng.

  • Phương tiện tiếp thị, quảng cáo.
  • Chiến dịch khuyến mãi, bảng quảng cáo
  • Tham dự sự kiện mạng lưới
  • Xác định thông điệp tiếp thị: nói gì để thuyết phục khách hàng lựa chọn? Tập trung vào Điểm Kinh doanh Nổi trội (USP): chi phí thấp hơn, phục vụ nhanh hơn, hoặc chất lượng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh?

Xây dựng một mô hình định giá

Khảo giá của đối thủ. Bạn có thể thêm gì (giá trị) để làm sản phẩm của bạn khác biệt hơn và có giá hấp dẫn hơn không?

Tính toán các chỉ tiêu tài chính

Báo cáo tài chính đưa kế hoạch tiếp thị và hoạt động thành những con số, lợi nhuận và dòng tiền. 

  • Bạn cần bao nhiêu tiền ?
  • Kiếm được bao nhiêu tiền?
  • Tính đến các chi phí khởi nghiệp:  Vốn hoạt động kinh doanh ban đầu của mình như thế nào (từ ngân hàng, quỹ khởi nghiệp, nhà đầu tư mạo hiểm, Ban quản lý tiểu doanh nghiệp, tiền tiết kiệm...?)
  • Bạn định bán sản phẩm, dịch vụ ở mức giá nào?
  • Chi phí sản xuất là bao nhiêu? 
  • Ước tính lợi nhuận ròng?
  • Chi phí cố định như tiền thuê, điện nước, nhân công...?

Xây dựng bản tóm tắt tổng quan

Phần đầu của kế hoạch kinh doanh bao giờ cũng là phần tóm tắt tổng quan. Một khi bạn đã phát triển các phần khác, hãy mô tả ý tưởng kinh doanh chung, công ty sẽ kiếm tiền như thế nào, bạn cần vốn bao nhiêu, vị thế hiện tại bao gồm tình hình pháp lý, những người liên quan và lịch sử tóm tắt và bất cứ cái gì làm cho công ty của bạn trông như một lời tuyên bố thành công. 

Xây dựng sản phẩm hay phát triển dịch vụ? 

Chuẩn bị tung ra thị trường: thử nghiệm phần mềm, hoặc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu và vận chuyển đến xưởng sản xuất ... Trong thời gian này, bạn có thể nhận thấy những điều sau:

  • Cần thiết phải chỉnh sửa các ý tưởng. Có lẽ sản phẩm của bạn sẽ thu hút hơn nếu chúng có màu sắc, kết cấu hoặc kích thước khác nhau. Có lẽ dịch vụ của bạn cần được nhân rộng hơn, thu hẹp lại hoặc chi tiết hơn. Đây là thời điểm để tập trung vào bất cứ điều gì nảy sinh trong quãng thời gian thử nghiệm và phát triển. Bạn sẽ hiển nhiên nhận thấy điều gì đó cần phải sửa đổi để hoàn thiện hoặc cắt bỏ theo đúng nghĩa là một đối thủ cạnh tranh.

3. Quản lý Tài chính

Bảo đảm chi phí khởi nghiệp

Tiền thường được cần tới để mua vật tư, thiết bị, và duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn trước khi thu được lợi nhuận.

  • Bạn có khoản đầu tư hay tiết kiệm nào không? không bao giờ nên đầu tư tất cả tiền tiết kiệm của mình vào doanh nghiệp phòng nguy cơ thất bại, không nên đầu tư phần tiền tiết kiệm dành cho trường hợp khẩn cấp. 
  • Cân nhắc một khoản vay mua nhà. Nếu bạn sở hữu một ngôi nhà, tìm cách để có được khoản vay mua nhà có thể là một ý tưởng hay, vì khoản vay này thường dễ dàng được phê duyệt (vì nhà của bạn đóng vai trò là tài sản thế chấp), và lãi suất thường cũng thấp hơn.
  • Nếu bạn có kế hoạch tiết kiệm thông qua sử dụng lao động của bạn, hãy xem xét vay vốn từ kế hoạch. 
  • Suy nghĩ đến việc tiết kiệm trước như là một biện pháp khác. Nếu bạn có một công việc, hãy tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng theo thời gian để trang trải chi phí khởi nghiệp.
  • Hỏi vay các khoản nhỏ tại ngân hàng.

Kiểm soát chi phí vận hành và tiết kiệm từng xu một

Hãy để ý kỹ các chi phí vận hành và bảo đảm chúng phù hợp với kế hoạch của bạn. 

  • Hãy lập kế hoạch mua đồ dùng văn phòng cũng như chi phí chung ở mức tối thiểu. Đừng tiêu xài lãng phí: điện, điện thoại, văn phòng phẩm, bao bì, hãy nhìn xung quanh và ước lượng xem bạn thực sự cần bao nhiêu để giảm hoặc bỏ đi nếu có thể. 
  • Thật tiết kiệm khi bạn khởi nghiệp gồm cả việc thuê đồ thay vì mua; 
  • Sử dụng các kế hoạch trả trước cho những dịch vụ công ty bạn cần thay vì tự ràng buộc với những hợp đồng dài hạn. 
  • Tập trung cho công việc kinh doanh là chính thay vì mua nhiều đồ dùng đắt tiền để chuẩn bị văn phòng

Hãy chuẩn bị tiền nhiều hơn mức tối thiểu

  • Hãy dự trữ tiền trong một năm với kịch bản là bạn không tạo ra được đồng thu nhập nào trong năm đó. 

Lựa chọn phương thức thanh toán

Lựa chọn loại hình thích hợp để nhận tiền thanh toán từ khách hàng (thử tìm hiểu ứng dụng Square), tài khoản doanh nghiệp mở tại ngân hàng... mọi hình thức thanh toán như Paypal, Intuit, và Amazon đều cung cấp giải pháp tương tự. Nếu bạn kinh doanh trực tuyến, Paypal là một dịch vụ thanh toán tuyệt vời để nhận và chuyển tiền.

4. Xem xét Khía cạnh Pháp lý

Tính đến tìm một người đại diện hay tư vấn luật

Vài khó khăn bao gồm hàng đống tài liệu về các luật lệ quy định, từ làm hợp đồng đến quy định của thành phố, giấy phép của chính quyền địa phương, yêu cầu của tỉnh/thành phố, các loại thuế, phí, hợp đồng, cổ phần, sự cộng tác ...

  • Hãy "lựa chọn" người phù hợp và họ phải am hiểu hoạt động kinh doanh của bạn. Bạn sẽ muốn người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 

Tìm kiếm nhân viên kế toán

Bạn cần một người có khả năng khéo léo giải quyết các vấn đề tài chính nhưng nếu bạn có thể tự quản lý sổ sách của mình, bạn vẫn cần người am hiểu khía cạnh thuế khi vận hành một doanh nghiệp. Kế toán thuế có thể rất phức tạp và bạn sẽ cần (mức tối thiểu nhất) một tư vấn thuế. Một lần nữa, không quan trọng họ sẽ quản lý bao nhiều tiền cho bạn nhưng người đó phải đáng tin. 

Thành lập tư cách pháp nhân doanh nghiệp

Bạn sẽ cần biết loại pháp nhân nào giúp bạn đóng ít thuế nhất và để thu hút nhà đầu tư. Đây là một trong những bước cuối cùng cần thực hiện trước khi bạn thực sự bỏ tiền ra thực hiện hay kêu gọi ai đó rót tiền đầu tư vào. 

Đối với hầu hết chủ doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, bạn nên xem xét mở công ty theo một trong các hình thức sau[:

  • Doanh nghiệp tư nhân một chủ, nếu bạn sẽ kinh doanh hình thức thức này một mình hoặc cùng với vợ/chồng (không có nhân viên).
  • Một công ty hợp danh nếu bạn sẽ kinh doanh cùng với một đối tác.
  • Công ty hợp danh hữu hạn (LP), được tạo giữa một vài thành viên hợp danh chịu trách nhiệm (vô hạn) về các vấn đề liên quan đến công ty và một vài thành viên hợp danh hữu hạn sẽ chỉ chịu trách nhiệm (hữu hạn) ở khoản hùn vốn họ đầu tư vào công ty. Tất cả đều chia sẻ lãi lỗ của công ty.
  • Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLP), trong đó không thành viên nào phải chịu trách nhiệm cho sai sót của thành viên khác

5. Quảng bá Công ty


Xây dựng một trang web

Chuẩn bị sẵn chiến lược thương mại điện tử: xây dựng một trang web:

  • Đơn giản và rõ ràng: trình bày rõ những gì bạn làm, cách thức bạn làm, và giá thành sản phẩm. Hãy nhớ nhấn mạnh lý do tại sao doanh nghiệp của bạn là giải pháp tốt nhất cho vấn đề của khách hàng.
  • Giao diện chuyên nghiệp và vận hành đơn giản
  •  Nếu có tính năng giao dịch/thanh toán tiền trên web, hãy đầu tư vào mã hóa bảo mật. 

Khám phá kỹ năng chào hàng bên trong bạn

Phát triển kỹ năng bán hàng của bản thân.

  • Tạo ra đoạn chào hàng hấp dẫn để thuyết phục khách hàng là họ cần sản phẩm, dịch vụ của bạn, và sản phẩm còn thể hiện giá trị, mục đích và tiềm năng mà công ty bạn đang cung cấp. Hãy viết đoạn chào hàng theo nhiều cách cho đến khi bạn tìm được cách tốt nhất và bạn có thể luôn sẵn sàng nói ra. 
  • Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, bạn có thể cần danh thiếp kinh doanh hấp dẫn, bắt mắt.

 Hãy dành thời gian để phát triển trên mạng xã hội

  • Làm trước khi bắt đầu kinh doanh để tăng sự chú ý. Hãy sử dụng Facebook, Google+ và Twitter, và bất kì mạng xã hội nào 
  • Bạn có thể muốn xây dựng sự tò mò và mọi người sẽ theo dõi tiến trình của bạn. 
  • Tài khoản cho kinh doanh tách biệt với tài khoản cá nhân của bạn. 

Thực hiện kế hoạch tiếp thị và phân phối

  • Nếu bạn dự định quảng cáo theo định kỳ, chúng sẽ cần bản sao hoặc hình ảnh ít nhất hai tháng trước khi công bố.
  • Nếu bạn bán ở cửa hàng, bán những đơn hàng đặt trước và sắp xếp gian hàng.
  • Nếu bạn bán trực tuyến, hãy chuẩn bị để trang web của bạn vận hành trơn tru.
  • Nếu bạn là nhà cung cấp một dịch vụ nào đó, hãy quảng cáo ở các tạp chí chuyên ngành, báo chí và trên mạng một cách phù hợp.
  • Bạn cũng nên tính đến mở thêm giao dịch trên eBay hoặc Overstock. 
  • Cũng tốt nếu chỉ bắt đầu với một hoặc hai sản phẩm rồi sau đó thêm dần khi bạn nghĩ ra!
  • Đừng ngại thử nghiệm giá cả. Bạn cần xác định mức giá tối thiểu của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn sẽ hòa vốn nhưng hãy thử nghiệm với sự thay đổi các mức giá cao hay thấp khác nhau

6. Ra mắt

Đảm bảo không gian làm việc

  • Nếu bạn không cần thêm văn phòng làm việc ngoài nhà mình, nhưng thi thoảng cần nơi gặp gỡ đối tác, thường có những địa điểm có thể giải quyết vấn đề này. 
  • Chắc chắn rằng bạn đã liên hệ với nhà chức trách địa phương để tìm hiểu về luật quy hoạch. Một số loại hình doanh nghiệp nhỏ không thể được điều hành ở nơi chật chội, và điều quan trọng là để đảm bảo doanh nghiệp của bạn đang hoạt động tại khu vực thích hợp.

Giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ

  • Tổ chức một sự kiện đặc biệt để giới thiệu sản phẩm của bạn. Hãy gửi thông cáo báo chí, và thông báo khắp mọi nơi. Đăng trên Twitter, Facebook, hãy để những hình ảnh sản phẩm của bạn chạm đến từng ngóc ngách của thị trường. 
  • Tổ chức một bữa tiệc và mời những người quảng bá sản phẩm cho bạn. Nó không cần quá tốn kém, bạn có thể mua đồ ăn, uống từ cửa hàng giảm giá và nhờ bạn bè hay người thân phụ giúp cùng (đổi lại, bạn có thể tặng sản phẩm hay dịch vụ cho họ).
I BUILT MY SITE FOR FREE USING