1. TFSA

TFSA (Tax Free Saving Account): 

Bỏ tiền vô tài khoản cho một mục đích nào đó. 

Tiền đã nộp thuế, sau khi nộp thuế thì bỏ vào tài khoản.

Tiền thu nhập phát sinh từ TFSA sẽ không phải chịu thuế.

TFSA tối đa bỏ vào trong 1 năm (thay đổi tùy theo năm). 

2020: 6000

2019: 6000

2018: 5500

2017: 5500

2016: 5500

2015: 10,000 (khi thủ tướng Harper vẫn đương nhiệm, sau khi thủ tướng Trudeau lên thì năm 2016 tụt xuống còn 5,500 vì chính phủ cho rằng người dân ko sử dụng triệt để tfsa room).

2014: 5500

2013: 5500

2012: 5000

2011: 5000

TFSA là công cụ để mình có thể bỏ tiền vào đầu tư hoặc tiết kiệm tuỳ theo nơi mình bỏ: bank, hay cổ phiếu, hay mutual fund, hay seg fund, hay GIC ở đâu cũng được. Mỗi nơi bỏ thì khi mở Tfsa, đều kết nối với tổng limit mà mình có. Nếu ko cần dùng đến tiền trong TFSA này thì bạn có thể đầu tư chứng khoán, stock, multual fund thời gian dài. Nếu bạn cần tiền trong tương lai gần thì có thể bỏ vào saving account trong ngân hàng có dịch vụ đó, bạn lấy tiền ra lúc nào cũng được. Tiền lời trong đó không bị tính thuế nên bạn có tiền nên cho vào đó tiết kiệm. 

Lưu ý: nếu ai có vô tình đầu tư quá số tiền trong tài khoản TFSA được phép thì sẽ bị đóng thuế ngược lại (1% của tiền mình đóng quá).

Một người không có lợi tức vẫn bỏ vào tài khoản được.

TFSA không giới hạn thời gian (có thể để dành cho con cháu) 

Khi rút tiền từ TFSA cho việc học hay mua ngôi nhà đầu tiên thì không bị tính thuế. 

2. RRSP

https://www.canada.ca/…/rrsps-relate…/definitions-rrsps.html

Co nhieu ban nhu minh khong co nhieu tien de mua RRSP nhung ban co the bac dau bay gio cung duoc. Ban chi can vo nha bank cua ban noi tui moi mo mot cai RRSP tai khoan. va moi tuan, 2 tuan hay moit thang ban noi ho chuyen $50 tu tai khoan co tien vao tai khoan RRSP nay cho ban. Tien chuyen tat nhien theo quy dinh ban chuyen duoc bao nhieu.

ban lam nhu vay thi ban khong can phai bo 1 so tien lon ngay ma toi cuoi nam khi bac dau khai thue thi nha bank cua ban se gui cho ban cai phieu tong cong tu khi ban bac dau cho nam do. neu ban cu dua chuyen tien nhu vay thi nam sao tinh tiep cho nam do.

Minh da lam nhu vay cho vo minh nhu minh moi noi.

Con nua khi lam thi nen noi neu ban co chuyen gi khong hay thi tien nay de lai cho ai? Vi du minh de lai cho vo minh. Vo minh thi de lai cho con vo minh. Lam vay thi 2 vc minh khong lo con minh sao nay khong co tien song.

Bỏ tiền vào tài khoản cho khoản về hưu sau này. (Khi về hưu thì một người sẽ được số tiền mà công ty trả lương hưu là tiền công hư (CPP) và tiền già (OAS), nhưng không phải công ty nào cũng trả. Chúng ta có thể để dành tiền khi về già bằng tài khaonr RRSP) 

Được trừ tiền này khi nộp thuế, khi tính thuế không phải tính tiền này.

Sau này khi rút tiền từ tài khoản này ra dùng, số tiền rút sẽ bị tính thuế (Có lợi cho những ai đang ở mức thuế cao, đến khi về già mức thuế thấp hơn thì rút tiền ra dùng. Nếu người nào có  lợi tức cao: tiền hưu công, tiền hưu tư, tiền già, tiền lời sinh ra từ cách đầu tư thì không có lợi. 

Chi tiết thông tin: https://www.canada.ca/en/revenue-agency/services/tax/individuals/topics/rrsps-related-plans/registered-retirement-savings-plan-rrsp.html 

* Số tiền nộp vào TFSA hay RRSP đều bị hạn chế tùy thuộc vào thuế của năm trước. Có thể kiểm tra thông qua tài khoản CRA. Nên kiểm tra vào tháng 2. RRSP: tối đa 18% income và nhỏ hơn 26,230$. 

Một người phải đi làm và có lợi tức thì mới mở được tài khoản.

Tiền RRSP có thể chuyển sang RRIF khi đến 71 tuổi.

- Vay tiền mua nhà: Về cơ bản, bạn và vợ / chồng của bạn có thể vay tối đa 25.000 đô la từ RRSP để mua căn nhà đầu tiên của bạn.

- Mọi khoản rút tiền cho mục đích đào tạo hoặc giáo dục đều được miễn thuế. Đây là, miễn là bạn sử dụng mẫu chính phủ RC96.

Tham khảo:

https://www.sunlife.ca/ca/Tools+and+Resources/Money+and+Finances/Saving+for+retirement/Where+to+stash+your+cash+RRSP+or+TFSA?vgnLocale=en_CA 


https://canadainfo.net/432/ 


====================

Tôi có thể rút ra rồi đóng vào lại bao nhiêu? Khi bạn rút tiền ra khỏi tài khoản trong niên lịch, bạn sẽ có lại hạn mức đóng góp (contribution room) đó vào năm kế tiếp. Giả dụ bạn đã sử dụng hết hạn mức đóng góp và năm nay bạn rút ra $2.000 để mua bộ sa-lông. Trong năm 2015, bạn sẽ được đóng vào lại $2.000, cộng với mức tăng thêm hàng năm $5.500, nghĩa là tổng cộng $7.500. Nếu bạn chưa dùng hết hạn mức đóng góp, thì bạn đóng vào lại lúc nào cũng không thành vấn đề.

Trên Thông cáo Thẩm định Thuế (Notice of Assessment):  ghi hạn mức đóng góp cho tài khoản tiết kiệm hưu trí (RRSP) và TFSA. 

Không thể rút tiền từ tài khoản TFSA này và đóng vào tài khoản TFSA khác mà không bị ảnh hưởng về thuế. Số tiền đó sẽ được xem là khoản đóng góp mới và có thể khiến bạn bị vượt hạn mức của năm. Và nếu các khoản đầu tư của mình bị sụt giá, bạn không thể đóng thêm vào TFSA của mình để bù đắp cho khoản chênh lệch đó trừ phi bạn còn hạn mức đóng góp. Nếu bạn có nhiều tài khoản TFSA, nhớ theo dõi tất cả các khoản đóng góp của mình.

Nếu tôi đóng góp vượt hạn mức thì sao? Bạn sẽ bị đánh thuế 1% trên số tiền vượt quá hạn mức cho mỗi tháng mà số tiền vượt hạn mức đó nằm trong tài khoản TFSA. Giả dụ bạn đã đóng góp $5.500 vào đầu năm. Hạn mức đóng góp của bạn hiện nay bằng không cho năm 2014. Tháng trước, bạn rút ra $2.000, rồi hôm qua bạn đóng vào trở lại $2.000. Như vậy nay bạn vượt hạn mức $2.000. (Đúng là bạn đã rút $2.000, nhưng số tiền đó tới năm 2015 mới được cộng lại vào hạn mức TFSA.)

Nếu bạn không điều chỉnh sai sót này cho đến cuối năm, bạn sẽ đóng 1% của $2.000 từ tháng 8 đến tháng 12 (tức năm tháng) với tổng mức bị phạt là $100.

Tôi có phải làm gì để tích lũy hạn mức đóng góp, ví dụ khai thuế hay mở tài khoản? Bạn tự động tích lũy hạn mức đóng góp cho mỗi năm nếu kể từ năm 2009 bạn đủ 18 tuổi, có số bảo hiểm xã hội Canada, và thường trú ở Canada.

Tôi có thể đóng vào bao nhiêuKhi chương trình được khởi xướng vào năm 2009, hạn mức đóng góp tối đa là $5.000 mỗi năm. Hiện nay, hạn mức đó là $5.500. (Hạn mức đóng góp TFSA được tính tăng theo lạm phát.) Nếu bạn chưa đóng góp một cắc nào vào TFSA, bạn có hạn mức đóng góp $31.000 chưa sử dụng và có thể bỏ số tiền đó vào tài khoản trong năm nay. Vào năm 2015, bạn được tăng thêm một khoản $5.500, và tổng hạn mức sẽ là $36.500, và cứ tiếp tục như vậy.

Tài khoản TFSA có thể nắm giữ khoản đầu tư nào khác tiền mặt? Tất nhiên. TFSA có thể nắm giữ nhiều loại công cụ đầu tư khác nhau, bao gồm chứng chỉ tiền gởi tiết kiệm bảo đảm trả tiền lời với lãi suất cố định (GIC), cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương (mutual fund), quỹ đầu tư giao dịch trên thị trường chứng khoán (ETF). Lợi tức đầu tư bị đánh thuế ở thuế suất biên tế cao nhất, và được cộng vào lợi tức trong năm của bạn, và bạn phải đóng thuế trên đó. Nhưng nếu lợi tức đầu tư nằm trong tài khoản TFSA, bạn không phải khai thuế và đóng thuế.

Al Nagy, chuyên viên hoạch định tài chính CFP và giám đốc vùng của Investors Group Financial Services, nói: “Vấn đề lớn nhất của TFSA chính là cái tên. Cái tên ‘tài khoản tiết kiệm miễn thuế” khiến người ta cứ nghĩ chỉ có thể bỏ tiền vào đó để tiết kiệm. Thực ra, ta có thể dùng nó cho nhiều loại đầu tư khác nhau.”

TFSA nên dùng làm công cụ tiết kiệm ngắn hạn hay dành dụm cho lúc tôi về hưu? Dùng cho mục đích nào cũng được. Lợi điểm thật sự của TFSA là tiền của bạn có thể tăng trưởng và tăng trưởng miễn thuế. Lợi thế này chỉ có thể trở thành hiện thực nếu bạn kiên nhẫn và để tiền lãi kép (lãi trên lãi) phát huy tác dụng. Ông Nagy nói “Bạn sẽ thấy lợi ích nhiều hơn nếu dùng nó cho dài hạn.” Và nếu bạn có thể đặt các khoản đầu tư có lời cao nhất trong tài khoản này.

Tài khoản RRSP hay TFSA tốt hơn cho việc tiết kiệm hưu trí? Nhiều chuyên viên hoạch định tài chính nói rằng RRSP vẫn là công cụ tốt hơn cho tiết kiệm hưu trí nếu bạn có hạn mức đóng góp. Nhưng vẫn có các ngoại lệ. Scott Plaskett, tổng giám đốc của Ironshield Financial Planning, nói “Nếu bạn nằm trong khung lợi tức chịu thuế suất hiện nay cao hơn và dự kiến trong tương lai sẽ có thuế suất thấp hơn, hãy bỏ tiền vào RRSP trước. Ngược lại, nếu bạn nằm trong khung lợi tức chịu thuế suất hiện nay thấp hơn và dự kiến lúc về hưu sẽ có thuế suất cao hơn, hãy bỏ tiền vào TFSA trước.” Ví dụ, nếu bạn có một tài khoản RRSP với số dư rất lớn, các khoản tiền bắt buộc rút ra từ Quỹ Lợi tức Hưu trí có đăng ký (RRIF) có thể đưa bạn vào khung lợi tức có thuế cao hơn.

Tôi có nắm giữ cổ phiếu nước ngoài trong tài khoản TFSA được khôngĐược. Nhưng lưu ý: nếu cổ phiếu đó trả cổ tức, bạn có thể chịu thuế khấu trừ của nước ngoài dành cho người không thường trú. Ví dụ Thuế vụ Mỹ (IRS) sẽ áp mức thuế khấu trừ 15% đối với cổ tức dành cho các cổ phiếu Mỹ mà bạn nắm giữ trong tài khoản TFSA (nếu bạn không điền mẫu W8-BEN, thuế suất khấu trừ thường là 30%).

Tại sao tôi nên để tên vợ/chồng là “chủ tài khoản thừa kế” trên các mẫu giấy tờ tài khoản TFSA? Trên giấy tờ TFSA, bạn có thể nêu tên chủ tài khoản thừa kế (successor holder) và người thụ hưởng (beneficiary).

Chủ tài khoản thừa kế chỉ có thể là vợ/chồng hoặc người sống chung theo thông luật (common-law partner) và trong trường hợp bạn qua đời, người đó sẽ trở thành chủ tài khoản mới. Số tiền trong TFSA sẽ được chuyển sang miễn thuế cho người còn sống miễn là bạn đã nêu tên người đó là chủ tài khoản thừa kế (ngoại trừ ở Quebec); số tiền đó sẽ tiếp tục tăng trưởng miễn thuế nhưng người đó sẽ vẫn có hạn mức đóng góp hàng năm của mình.

Bất cứ ai cũng có thể được nêu tên là người thụ hưởng trên hợp đồng tài khoản TFSA của bạn (ví dụ con cái, anh chị em trong nhà) nhưng nếu bạn nêu tên vợ/chồng của mình là người thụ hưởng (thay vì là chủ tài khoản thừa kế), giá trị của TFSA vẫn có thể được chuyển nhượng cho người đó nhưng người đó phải làm một số giấy tờ và phải tuân theo một số hạn chót.

Ngoài ra, nếu tài khoản TFSA có lợi tức từ lúc bạn qua đời cho tới lúc tài khoản được chuyển nhượng sang tài khoản TFSA của vợ/chồng bạn, lợi tức đó sẽ bị đánh thuế bên phía vợ/chồng bạn.

Ví dụ, Sandra mất ngày 1/1 với $10.000 trong tài khoản TFSA của cô. Cô đã không điền thông tin chủ tài khoản thừa kế trên hợp đồng TFSA của mình nhưng cô đã nêu tên người chồng Dan là người thụ hưởng trong hợp đồng. Di sản (estate) của cô được giải quyết vào tháng 7, và tới lúc đó, các khoản đầu tư trong TFSA của cô đã có lãi $200. Dan sẽ nhận được $10.200 cho tài khoản TFSA của anh (như một khoản đóng góp miễn trừ, không ảnh hưởng tới hạn mức đóng góp chưa sử dụng của anh) – trong đó $10.000 không bị đánh thuế, nhưng tiền lời $200 phải chịu thuế đối với Dan, và anh sẽ phải khai $200 là lợi tức.

“Nếu bạn muốn tài sản chuyển sang vợ/chồng của mình, tôi không biết tại sao bạn lại không chọn phương án chủ tài khoản thừa kế.”

Nếu bạn nêu tên người khác, ví dụ như con mình, là người thụ hưởng, con bạn sẽ nhận được tài sản đó miễn thuế, nhưng nó sẽ không còn giữ được trạng thái miễn thuế. Nó sẽ được chuyển sang một tài khoản không miễn thuế (non-registered); khi khai thuế, con bạn sẽ không khai tổng số dư tài khoản vào thời điểm bạn qua đời là lợi tức (của con), nhưng người thụ hưởng phải đóng thuế trên tiền lời của tài sản phát sinh sau ngày bạn qua đời.

Cuối cùng, nếu bạn không nêu tên cả chủ tài khoản thừa kế lẫn người thụ hưởng trong giấy tờ TFSA của mình, số tiền trong TFSA của bạn sẽ là một phần trong di sản của bạn và sẽ chịu lệ phí di chúc (probate fees), theo Gary J. Wilson, luật sư cao cấp về di sản và quỹ tín thác tại hãng Borden Ladner Gervais.

Tôi có thể có tài khoản TFSA đứng tên chung với vợ/chồng? Không, nhưng bạn có thể mở một tài khoản TFSA đứng tên vợ/chồng và cho tiền để đóng vào tài khoản đó. Ông Plaskett nói “Như vậy bạn có thể sử dụng tất cả hạn mức đóng góp miễn thuế dành cho một gia đình. Nếu bạn có con cái từ 18 tuổi trở lên và có tiền đầu tư trong các tài khoản không miễn thuế, bạn có thể cũng nên dàn trải số tiền đó sang các tài khoản miễn thuế.” Cha mẹ thường giúp con cái thanh toán khoản tiền trả trước (down payment) khi mua nhà và các khoản chi tiêu lớn khác; bỏ tiền vào tài khoản TFSA của con cái có thể là một cách giúp chúng tích lũy tiết kiệm.

=========================

Nguồn: Nykita Nguyen (https://www.facebook.com/groups/461003574850894/permalink/556482475303003/ )

https://www.facebook.com/groups/461003574850894/permalink/509005570050694/

Định mức để dành cho tài khoản RRSP được chính phủ qui định tối đa bằng 18% thu nhập của các bạn mỗi năm. Và cơ quan thuế vụ (CRA) sẽ không đánh thuế trên tài khoản này. Mỗi năm tới mùa thuế, bạn có thể gửi thêm tiền vào tài khoản RRSP này và bạn sẽ được giảm trừ thuế cho phần này. Bạn không được lấy tiền trong tài khoản RRSP này ra trược khi bạn về hưu (65 tuổi). Đến 71 tuổi thì bạn sẽ không được gửi thêm tiền tiết kiệm vào danh mục tài khoản RRSP nữa và phải bắt đầu lấy ra dử dụng. Có 2 trường hợp bạn có thể lấy ra sớm mà không bị tính thuế:

+ Bạn sử dụng số tiền này để mua căn nhà đầu tiên của bạn tại Canada.

+ Bạn lấy ra để đóng tiền học cho bạn hay cho vợ/chồng bạn.

Tuy nhiên, bạn chỉ có thể lấy ra vài % (tỉ lệ % có thể thay đổi tuỳ thời điểm). Nhưng đến mùa khai thuế kế tiếp bạn phải khai thuế số tiền lấy ra sử dụng này và sẽ bị tính thuế trên phần đã lấy ra sử dụmg cho 2 mục đích nêu trên. Tuy nhiên bên cạnh đó bạn có thể bỏ thêm tiền vào tài khoản RRSP để bù trừ lại số tiền bị tính thuế trước đó. Nếu bạn không khai thì CRA sẽ tính tiền RRSP bạn đã lấy ra vào phần thu nhập của bạn. Tuỳ theo bạn lấy ra bao nhiêu tiền trong tài khoản RRSP thì có thể ảnh hưởng bạn phải đóng thuế nhiều hơn.

- TFSA (Tax Free Saving Accout)
https://www.canada.ca/…/tax-free-savi…/definitions-tfsa.html

Tài khoản này là tài khoản tiết kiệm dành cho tất cả những thứ bạn cần mà không bị tính thuế lần nữa vì nó đã được tính thuế khi bạn đã khai thuế những mùa trước (ví dụ: bạn lấy tiền từ tài khoản TFSA ra mua xe, mua nhà thì sẽ không bị tính thuế). Tuy nhiên cũng giống tài khoản RRSP, tài khoản này cũng có hạn mức qui định của chính phủ về số tiền bạn được bỏ vô là bao nhiêu (bạn có thể xem thông tin chi tiết của cá nhân trong My Account). Đặc biệt bạn có thể sử dụng tiền trong tài khoản TFSA để đầu tư mà không phải khai thuế phần này.

- Sự giống & khác nhau giữa TFSA & RRSP
RRSP TFSA
Cần chứng minh thu nhập mỗi năm Có Không
Miễn trừ thuế khi gửi vào Có Có
Miễn thuế khi rút tiền Không Không
Giới hạn tuổi đóng thuế Có Không

Với mình: Minh thì hơi khác mọi người vì mình làm cho chính phủ. Có nhiều bạn hỏi mình “ Anh làm cho chính phủ thì tiền hưu anh còn nhiều hơn tụi em vậy sao anh còn đóng tiền RRSP và TFSA làm gì?”
- Vì mình lương cao nên thuế thu nhập cũng cao. Cơ quan thuế (CRA) sẽ đánh thuế thu nhập dựa trên tổng thu nhập mỗi năm của các bạn. Thu nhập càng cao đánh thuế càng nhiều. Có vài trường hợp họ bị tính thuế lên đến 40%-50% do tổng thu nhập họ cao. Do vậy đó là lí do mình gửi tiết kiệm vào 2 tài khoản này.

Tuy nhiên mình không biết có số hưởng số tiền này không vì không biết có thọ tới lúc đó, nhất là tiền tiết kiệm trong tài khoản RRSP hehhe. Nhưng nếu mình không được hưởng thì vợ con mình vẫn được hưởng khoản tiền trong 2 tài khoản này của mình. Mình khuyên các bạn nếu bạn có thu nhập hay tiền không sử dụng tới thì nên bỏ vài 1 trong 2 tài khoản này. Nó không chỉ cho bạn mà còn cho vợ/chồng hay con cái bạn sau này nữa. Nếu không may bạn mất thì vợ/chồng hay con cái bạn vẫn có thể hưởnd được số tiền này. Với mình đó mới là tình thương và trách nhiệm của bạn đối với gia đình nhỏ của mình.

Mình chúc các bạn được nhiều may mắn và hạnh phúc.

Minh rat cam on Cuong Tran da giup minh bo dau vo bai nay. Cuong Tran khong chi bo dau nhung lai bo sung them may cau de cho may ban doc de hieu hon. Vi tieng viet minh khong gioi lam cho nen minh khong biet sai may chu viet de cho may ban doc de hieu hon. Minh rat hen co Cuong Tran da giup minh khong chi bo dau vao post ma cong bo sung them nua. Cam on em nhieu lam.

RRSP (Register Retirement Saving Plan)
https://www.canada.ca/…/rrsps-relate…/definitions-rrsps.html

Tiền tiết kiệm khi về hưu sử dụng.
Mình đã làm một cái post giải thích về RRSP trước đây. Các bạn có thể xem lại ở link đính kèm để có thể hiểu rõ hơn về nó

https://www.facebook.com/groups/461003574850894/permalink/509005570050694/

Định mức để dành cho tài khoản RRSP được chính phủ qui định tối đa bằng 18% thu nhập của các bạn mỗi năm. Và cơ quan thuế vụ (CRA) sẽ không đánh thuế trên tài khoản này. Mỗi năm tới mùa thuế, bạn có thể gửi thêm tiền vào tài khoản RRSP này và bạn sẽ được giảm trừ thuế cho phần này. Bạn không được lấy tiền trong tài khoản RRSP này ra trược khi bạn về hưu (65 tuổi). Đến 71 tuổi thì bạn sẽ không được gửi thêm tiền tiết kiệm vào danh mục tài khoản RRSP nữa và phải bắt đầu lấy ra dử dụng. Có 2 trường hợp bạn có thể lấy ra sớm mà không bị tính thuế:

+ Bạn sử dụng số tiền này để mua căn nhà đầu tiên của bạn tại Canada.

+ Bạn lấy ra để đóng tiền học cho bạn hay cho vợ/chồng bạn.

Tuy nhiên, bạn chỉ có thể lấy ra vài % (tỉ lệ % có thể thay đổi tuỳ thời điểm). Nhưng đến mùa khai thuế kế tiếp bạn phải khai thuế số tiền lấy ra sử dụng này và sẽ bị tính thuế trên phần đã lấy ra sử dụmg cho 2 mục đích nêu trên. Tuy nhiên bên cạnh đó bạn có thể bỏ thêm tiền vào tài khoản RRSP để bù trừ lại số tiền bị tính thuế trước đó. Nếu bạn không khai thì CRA sẽ tính tiền RRSP bạn đã lấy ra vào phần thu nhập của bạn. Tuỳ theo bạn lấy ra bao nhiêu tiền trong tài khoản RRSP thì có thể ảnh hưởng bạn phải đóng thuế nhiều hơn.

- TFSA (Tax Free Saving Accout)
https://www.canada.ca/…/tax-free-savi…/definitions-tfsa.html

Tài khoản này là tài khoản tiết kiệm dành cho tất cả những thứ bạn cần mà không bị tính thuế lần nữa vì nó đã được tính thuế khi bạn đã khai thuế những mùa trước (ví dụ: bạn lấy tiền từ tài khoản TFSA ra mua xe, mua nhà thì sẽ không bị tính thuế). Tuy nhiên cũng giống tài khoản RRSP, tài khoản này cũng có hạn mức qui định của chính phủ về số tiền bạn được bỏ vô là bao nhiêu (bạn có thể xem thông tin chi tiết của cá nhân trong My Account). Đặc biệt bạn có thể sử dụng tiền trong tài khoản TFSA để đầu tư mà không phải khai thuế phần này.

- Sự giống & khác nhau giữa TFSA & RRSP
RRSP TFSA
Cần chứng minh thu nhập mỗi năm Có Không
Miễn trừ thuế khi gửi vào Có Có
Miễn thuế khi rút tiền Không Không
Giới hạn tuổi đóng thuế Có Không

Với mình: Minh thì hơi khác mọi người vì mình làm cho chính phủ. Có nhiều bạn hỏi mình “ Anh làm cho chính phủ thì tiền hưu anh còn nhiều hơn tụi em vậy sao anh còn đóng tiền RRSP và TFSA làm gì?”
- Vì mình lương cao nên thuế thu nhập cũng cao. Cơ quan thuế (CRA) sẽ đánh thuế thu nhập dựa trên tổng thu nhập mỗi năm của các bạn. Thu nhập càng cao đánh thuế càng nhiều. Có vài trường hợp họ bị tính thuế lên đến 40%-50% do tổng thu nhập họ cao. Do vậy đó là lí do mình gửi tiết kiệm vào 2 tài khoản này.

Tuy nhiên mình không biết có số hưởng số tiền này không vì không biết có thọ tới lúc đó, nhất là tiền tiết kiệm trong tài khoản RRSP hehhe. Nhưng nếu mình không được hưởng thì vợ con mình vẫn được hưởng khoản tiền trong 2 tài khoản này của mình. Mình khuyên các bạn nếu bạn có thu nhập hay tiền không sử dụng tới thì nên bỏ vài 1 trong 2 tài khoản này. Nó không chỉ cho bạn mà còn cho vợ/chồng hay con cái bạn sau này nữa. Nếu không may bạn mất thì vợ/chồng hay con cái bạn vẫn có thể hưởnd được số tiền này. Với mình đó mới là tình thương và trách nhiệm của bạn đối với gia đình nhỏ của mình.

Mình chúc các bạn được nhiều may mắn và hạnh phúc.

Minh rat cam on Cuong Tran da giup minh bo dau vo bai nay. Cuong Tran khong chi bo dau nhung lai bo sung them may cau de cho may ban doc de hieu hon. Vi tieng viet minh khong gioi lam cho nen minh khong biet sai may chu viet de cho may ban doc de hieu hon. Minh rat hen co Cuong Tran da giup minh khong chi bo dau vao post ma cong bo sung them nua. Cam on em nhieu lam.

I BUILT MY SITE FOR FREE USING